1.1.1 Mệt mỏi do nguyên nhân tâm lý (chiếm khoảng 80%)
- Tình trạng lo lắng
- Tình trạng trầm cảm
1.1.2 Mệt mỏi do nguyên nhân thực thể (chiếm khoảng 20%)
- Do bệnh nhiễm trùng
- Tình trạng sốt ..
- Bệnh lao
- AIDS và các bệnh liên quan đến AIDS
- Rối loạn chuyển hóa
- Đái tháo đường
- Nhược giáp
- Cường giáp
- Suy tuyến yên
- Bệnh Addison
- Bệnh về máu
- Thiếu máu
- Lymphoma và leukemia
- Bệnh về thận
- Suy thận cấp
- Suy thận mạn
- Bệnh về gan
- Viêm gan siêu vi cấp
- Viêm gan mãn – xơ gan
- Bệnh tự miễn
- Bệnh mô liên kết
- Viêm đại tràng
- Sarcoidosis
- Bệnh phổi mạn tính
- Bệnh tim mạch mạn tính
- Bệnh u bướu – ung thư
- Hội chứng mệt mỏi mạn tính
- Bệnh về cơ
- Các tình trạng khác
- Do thuốc (antihistamin, an thần, thuốc ngủ, thuốc hướng thần, đặc biệt là các thuốc huyết áp nhóm reserpin, methyldopa, clonidine và ức chế beta)
- Do rượu
- Lạm dụng chất kích thích
Về cơ bản, nếu người bệnh chỉ có duy nhất than phiền là “mệt mỏi” mà không kèm theo dấu chứng bệnh lý đặc hiệu nào khác, nguyên nhân do tâm lý chiếm một tỷ lệ quan trọng (80%), đặc biệt nếu người bệnh có các triệu chứng cơ năng gợi ý khác (rối loạn giấc ngủ, rối loạn khí sắc, chán ăn, …). Vì lý do đó, chẩn đoán trầm cảm trong trường hợp mệt mỏi có thể được xem là chẩn đoán ban đầu (không tiếp cận theo hình thức chẩn đoán loại trừ). Điều này có nghĩa là chúng ta cần đánh giá tiêu chí chẩn đoán trầm cảm trong trường hợp có mệt mỏi kéo dài trước khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát chức năng các hệ cơ quan khác. Thông thường, việc quan tâm đúng mức đến thông tin bệnh sử, đến các biểu hiện lâm sàng sẽ giúp ít nhiều định hướng chẩn đoán nhóm nguyên nhân cơ năng – thực thể.
|