KHÓC CƠN
- ĐỊNH NGHĨA:
Khóc cơn (colic) là tình trạng bé khóc thét kèm những biểu hiện bất ổn (co cứng người, bứt rứt, ưỡn người) nhiều lần trong khoảng thời gian khá dài mà không có một nguyên nhân rõ rệt.
Phân loại:
Khóc cơn nhũ nhi xuất hiện trong những tháng đầu đời và có thể kéo dài đến 3- 4 tháng, có khi đến 1 tuổi, thường tự khỏi. Nguyên nhân hay gặp có thể do bất dung nạp sữa, chướng bụng, co thắt ruột ở ruột chưa trưởng thành, loạn khuẩn ruột, tâm lý (stress gia đình), môi trường (nhiệt độ, âm thanh, khói thuốc lá), hạ canxi máu.
Khóc cơn do các nguyên nhân thực thể:
Toàn thân
|
Niệu dục
|
Tim mạch
|
Tiêu hóa
|
Da
|
Mắt
|
Tai mũi họng
|
Xương
|
Thần kinh
|
Thuốc quá liều
(pseudoephedrine)
|
Xoắn tinh hoàn, buồng trứng
|
Cơn nhịp nhanh trên thất
|
Trà ngược dạ dày – thực quản
|
Kim của tã lót đâm vào da
|
Dị vật
|
Viêm tai giữa
|
Gãy xương
|
Chấn thương đầu
|
Nhiễm trùng tiểu
|
Lồng ruột
|
Vòng thắt ngón tay
|
Trầy giác mạc
|
Nghẹt, tắc mũi
|
Viêm xương tủy
|
Viêm màng não
|
Tắc nghẽn đường tiểu
|
Suy tim
|
Viêm dạ dày ruột
|
Glaucoma
|
Thrush
|
Thoát vị bẹn
|
Táo bón
|
Xoắn ruột
|
- ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
- Hỏi bệnh
Khi nào trẻ khóc và trẻ khóc trong bao lâu?
Tiếng khóc cuả trẻ như thế nào, xử trí tại nhà? Trẻ bú gì, cách cho trẻ bú?
Các triệu chứng kèm theo: sốt, tiêu chảy, nôn ói…
-
- Khám lâm sàng
Khám cẩn thận và đầy đủ từ đầu mặt cổ, tim, phổi, tiêu hóa, vùng bẹn, tinh hoàn (bé trai), tứ chi, da…
Cơn điển hình: khóc thét dai dẳng trong 4-6 giờ, thường xảy ra chiều tối và ban đêm, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt, bàn chân có thể lạnh…
-
- Cận lâm sàng:
Không có xét nghiệm thường quy trong trường hợp khóc cơn điển hình. Chỉ định xét nghiệm khi:
Siêu âm bụng, não: cần loại trừ bụng ngoại khoa, xuất huyết não
Công thức máu: nếu trẻ sốt
Tổng phân tích nước tiểu: nghi ngờ nhiễm trùng tiểu
X-quang ngực bụng: nếu nghi ngờ nguyên nhân ngoại khoa
- CHẨN ĐOÁN:
- Khóc cơn nhũ nhi là chẩn đoán loại trừ
Loại trừ nguyên nhân thực thể
Thường xảy ra ở trẻ khỏe mạnh
Sau khi khóc cơn trẻ vẫn bú tốt, tỉnh táo, bình thường
-
- Chẩn đoán phân biệt: các nguyên nhân thực thể nêu trên
- XỬ TRÍ
- Nguyên tắc điều trị
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ
Điều trị nguyên nhân thực thể nếu có
-
- Điều trị triệu chứng
Vỗ lưng: giúp bé ợ hơi
Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ngậm bắt vú tốt, cách cho trẻ bú bình để tránh trẻ nuốt quá nhiều hơi khi bú
Chế độ ăn và thuốc của mẹ: tránh những chất kích thích (trà, càphê, sôcôla, thuốc chống sung huyết mũi)
Probiotic: có thể sử dụng trong các trường hợp khóc cơn do loạn khuẩn ruột. Thời gian sử dụng từ 1 – 4 tuần
Sữa thủy phân: hiệu quả trong những trường hợp bất dung nạp sữa bò
Không khuyến cáo sử dụng thuốc an thần
- TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN
Tùy theo nguyên nhân thực thể
Có triệu chứng báo động:
Sau cơn khóc: lừ đừ, ngủ nhiều, bú kém
Khóc cơn kéo dài trên 6 giờ hoặc khóc yếu
Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi tại nhà
Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ
Hướng dẫn bú mẹ đúng cách, vỗ lưng giúp bé ợ hơi
Để trẻ nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng mát
Phát hiện dấu hiệu báo động
- HẸN TÁI KHÁM
Nếu lâm sàng ổn và không có chỉ định nhập viện hoặc chưa thấy nguyên nhân thực thể rõ rệt: tái khám sau 1 – 3 ngày. Dặn kỹ dấu hiệu khám ngay.
Trường hợp nghi ngờ, lâm sàng chưa ổn, thân nhân còn lo lắng nên tái khám sau 1 ngày
Khám lại ngay khi có dấu hiệu báo động
- PHÒNG NGỪA
Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nơi ở thoáng mát
Tránh stress gia đình
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016
|