Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


GHẺ (SCABIES)

(Tham khảo chính: Da Liễu)

1. ĐẠI CƯƠNG
- Ghẻ là một bệnh lây nhiễm ngoài da do một loại ký sinh trùng có tên khoa học là
Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) xâm nhập vào thương bì.
- Cái ghẻ hoạt động nhiều về đêm, khi ra khỏi ký chủ sẽ chết trong vòng 3-4 ngày,
nhưng chúng có thể sống đến 7 ngày ở những bệnh nhân ghẻ Na Uy.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh ghẻ lây truyền từ người sang người theo hai con đường:
- Trực tiếp: chủ yếu là qua tiếp xúc giữa da với da, bệnh có thể lây qua quan hệ tình
dục, vì vậy ghẻ ngứa được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Gián tiếp: qua đồ vật có chứa cái ghẻ như giường chiếu, mền mùng, quần áo...
3. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Bệnh gặp nhiều hơn ở những nước nghèo, ở những vùng đông dân. Bệnh dễ lây
nhiễm trong các khu nhà ổ chuột, trại tù, trại tị nạn, nhà trẻ, bệnh viện...
- Bệnh ghẻ có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn ở trẻ em và những
người có hoạt động tình dục.
- Ghẻ Na Uy( Norwegian scabies ) thường thấy ở những người có hệ miễn dịch bị suy
yếu như người già, người nhiễm HIV, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân
nhiễm HTLV-1( human T cell leukemia ) hoặc ở nhóm người có rối loạn thần kinh
như sa sút trí tuệ, chấn thương cột sống, bệnh phong
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Dịch tễ học: có nhiều người xung quanh cùng bệnh.
4.2. Lâm sàng:
- Thời kỳ ủ bệnh: từ 2-6 tuần nếu nhiễm lần đầu, từ 1-3 ngày nếu tái nhiễm.
- Triệu chứng cơ năng:
+ Ngứa nhiều về đêm.
+ Ngứa nhiều ở vùng da non.

BỆNH VIỆN DA LIỄU

1
+ Mức độ ngứa thay đổi tùy cơ địa mỗi người.
- Triệu chứng thực thể:
+ Rãnh ghẻ
+ Mụn nước
+ Sẩn cục (nốt ghẻ)
+ Vết xước do cào gãi
- Vị trí thương tổn (quan trọng, giúp chẩn đoán):
+ Thường đối xứng.
+ Ở khắp người trừ mặt (trừ trẻ em, người già và người suy giảm miễn dịch)
+ Chủ yếu tập trung ở vùng da non như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, trên đường
chỉ tay, nách, quanh rốn, bụng dưới, mặt trong đùi...
+ Ở nam giới, thương tổn ở dương vật và bìu là phổ biến, trong khi ở nữ giới thì
quầng vú, núm vú và vùng âm hộ thường bị ảnh hưởng.
- Ghẻ Na-Uy (ghẻ đóng vảy cứng hay ghẻ tăng sừng):
+ Bệnh rất lây, lật mài lên có rất nhiều cái ghẻ.
+ Không ngứa hoặc ngứa dữ dội.
+ Thương tổn phủ lớp mài dày lan rộng toàn thân, có cả ở mặt và da đầu, tóc rụng
nhiều. Da tăng sừng, nứt nẻ nhất là những vùng tì đè, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Vùng xung quanh và dưới móng dày lên làm móng bị méo mó.
4.3. Cận lâm sàng
- Cạo da tìm trứng hoặc cái ghẻ
- Dùng kim tách cái ghẻ
- Sinh thiết thượng bì
- Thử nghiệm mực rãnh ghẻ
- Cạo rãnh ghẻ bằng que
- Sinh thiết bằng "Punch".
- Kỹ thuật dùng tăm bông với chất dính cellophor
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều trị

BỆNH VIỆN DA LIỄU

1

- Phát hiện bệnh và điều trị sớm để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.
- Bệnh nhân và người tiếp xúc gần với bệnh nhân phải được điều trị cùng lúc dù có hay
không có triệu chứng bệnh..
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường...( bằng cách giặt,
sấy khô ở nhiệt độ > 60 hoặc luộc nước sôi, ủi nóng hai mặt) hoặc loại bỏ, không cho
các vật dụng này tiếp xúc với người bệnh (cất vào tủ) ít nhất 72 giờ, để tránh lây lan
cho cộng đồng và tránh tái nhiễm.
- Bôi thuốc đúng cách: bôi thuốc 1 lần vào buổi tối, bôi sau khi tắm sẽ có hiệu quả hơn,
bôi toàn thân trừ mặt và đầu. Chú ý bôi kỹ những vùng nếp gấp, sinh dục, quanh
móng, sau tai; đối với trẻ em và bệnh nhân ghẻ Na-Uy, nên bôi luôn cả vùng mặt và
đầu.
- Có nhiều phương pháp điều trị, tuy nhiên những yếu tố quyết định chọn lựa điều trị
là:
+ Tuổi bệnh nhân
+ Hiệu quả cũng như độc tính của thuốc
+ Độ nặng của bệnh
+ Những điều trị thất bại trước đó
+ Giá thành của thuốc
5.2. Điều trị cụ thể
5.2.1. Điều trị triệu chứng:
- Chủ yếu là điều trị ngứa, thuốc thường dùng là kháng histamin gây ngủ như
Chlorpheniramine, Hydroxyzine hydrochloride, Diphenhydramine hoặc Doxepin...
uống trước khi đi ngủ.
- Ngứa sau ghẻ: thoa steroid, hoặc kem làm mềm da, uống kháng histamin và nếu cần
có thể uống steroid trong thời gian ngắn để giảm bớt sự phát ban và ngứa.
- Nốt ghẻ kèm ngứa sau khi điều trị: tiêm Triamcinolone, 5-10 mg/ml vào mỗi thương
tổn, có hiệu quả, lặp lại mỗi 2 tuần nếu cần thiết.
5.2.2. Điều trị nguyên nhân
- Kem Permethrin 5%:
+ Là chọn lựa đầu tiên, hiệu quả, an toàn, nhưng đắt tiền.

  • MỤN TRỨNG CÁ (ACNE VULGARIS)
  • CHỐC (IMPETIGO)
  • NÁM DA (MELASMA, CHLOASMA)
  • GHẺ (SCABIES)
  • VIÊM DA CƠ ĐỊA (ATOPIC DERMATITIS)
  • Á VẢY NẾN (PARAPSORIASIS)
  • MÀY ĐAY MẠN TÍNH (CHRONIC URTICARIA)
  • THỦY ĐẬU (VARICELLA)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    tiêu chuẩn chẩn đoán

    ICPC2.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên tắc chung:

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Viêm cơ tim do virus
    Chăm sóc giảm nhẹ
    CODEIN PHOSPHAT
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space