Điều trị đau TK tọa chủ yếu là nội khoa. 50% hồi phục sau 6 tuần điều trị, 70% sau 12 tuần điều trị và 90-95% nếu điều trị lâu hơn. Sau khi hết đau rễ, đau lưng có thể hết hoặc vẫn còn. Điều trị phối hợp nhiều yếu tố:
- Nghỉ ngơi: tại giường trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, hạn chế tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu. Giải thích cho bệnh nhân nếu trở lại các hoạt động thường ngày quá sớm sẽ làm nặng thêm và kéo dài thời gian bệnh. Nên nằm giường cứng hoặc để một tấm ván phẳng giữa nệm và drap giường. Giải thích cho bệnh nhân tất cả những hoạt động cần tránh và cách giữ tư thế đúng về lâu dài.
- Thuốc:
+ Giảm đau: Paracetamol hoặc Aspirine hoặc các phối hợp của Paracetamol với các dẫn xuất khác: dextropropoxyphene, cafeine;
+ Giãn cơ: Tétrazépam (gây buồn ngủ), coltramyl (tiêu chảy);
+ NSAIDs: lưu ý CCĐ và tác dụng phụ. Chỉ định khi bệnh nhân có đau ban đêm, trong vài ngày đầu của cơn, khi bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện sau 24-48 giờ điều trị bằng các thuốc trước đó. Thường dùng: Diclofenac, Ketoprofene, Piroxicam, chủ yếu dùng đường uống, chỉ dùng đường tiêm bắp ngắn hạn nếu cần thiết.
+ Nếu bệnh có cải thiện:
• Nghĩ ngơi tương đối, có thể mang nịt thắt lưng;
• Thuốc giảm đau và NSAIDs được duy trì vài tuần với liều hợp lý;
• Vận động vừa phải và tăng dần.
+ Nếu không có cải thiện:
• Xem lại chẩn đoán;
• Cố định tuyệt đối 3-4 tuần;
• Nếu cần thiết cho nhập viện 5-7 ngày để bất động tại giường;
• Chỉnh liều giảm đau và NSAIDs;
• Tiêm steroid ngoài màng cứng, hiếm khi tiêm trong màng cứng
- Sau giai đoạn cấp:
Tránh khiêng, xách vật nặng, tránh cử động gập, duỗi lưng đột ngột, tư thế ngồi kéo dài, đi tàu xe xa. Sự cẩn thận này cũng hữu ích về lâu dài để giảm nguy cơ tái phát.
Thuốc giảm đau có thể được duy trì một thời gian do cảm giác thường kéo dài sau giai đoạn cấp. Giảm cảm giác, dị cảm có thể còn kép dài sau khi đã hết đau.
|