Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Xử trí

(Tham khảo chính: ICPC )

Xử trí tức thời:

Trong đa số các trường hợp cơn tự ngưng trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. Trong trường hợp ngược lại, cần:

  • Giải phóng đường thở, thở Oxy nếu cần
  • Theo dõi sinh hiệu, tri giác
  • Diazepam (Valium) 0,5mg/kg bơm hậu môn. Liều tối đa cho trẻ < 5 tuổi 5mg/liều. Nếu còn co giật sau 5 phút, cho nhắc lại cùng liều cũ. Diazepam tiêm tĩnh mạch liều 0,3mg/kg (tối đa 5mg/liều) có thể cho hiệu quả nhanh, nhưng cần lưu ý tác dụng phụ. Thuốc cần được tiêm TM chậm 1 đến 2 mg/phút. Tác dụng phụ nguy hiểm gồm có suy hô hấp, hạ huyết áp, chậm nhịp tim.
  • Nếu thất bại sau 20 phút: đặt đường truyền tĩnh mạch, phenobarbital (Gardenal) 10 - 15mg/kg truyền TM chậm trong 20 phút, đặt monitor theo dõi, cân nhắc khả năng cần đặt NKQ. Tổng liều tối đa của phenobarbital là 30mg/kg truyền chậm trong 8 giờ. Lưu ý khả năng gây suy hô hấp và chậm nhịp của thuốc.
  • Nếu thất bại sau 40 phút: phenytoine 15mg/kg truyền TMC trong vòng 30 phút hoặc fosphenytoine 15-20mg/kg. (Hiện tại, thuốc phenytoine dùng TM không phổ biến ở thị trường VN, một số nhà lâm sàng có dùng phenytoine đường uống liều cao để cắt cơn thay thuốc TM trên các trường hợp trạng thái động kinh người lớn, tuy nhiên không có báo cáo chứng cứ)

Điều trị căn nguyên:

  • Điều trị hạ sốt (Khi nhiệt độ > 38°C)
    • Cởi áo, phơi trần
    • Cho uống nhiều nước (ngay cả vào ban đêm).
    • Không chườm lạnh
    • Paracétamol: 15mg/kg mỗi 6 giờ, trong 24-48 giờ đầu
    • Tái khám lại nếu vẫn sốt > 72 giờ, hoặc xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại khác (sắc da, khóc, RL tri giác, huyết động…)
    • Thông tin cho gia đình về nguy cơ « tự dùng thuốc »
    • (Nếu sau 3 giờ mà bệnh nhân vẫn sốt cao >39°, khó ở: có thể cho 1 liều Ibuprofen (10mg/kg))
  • Điều trị bệnh lý gây khởi phát: nhiễm trùng, chuyển hóa, …

Điều trị dự phòng:

  • SCCG đơn giản: điều trị căn bản là hạ sốt. Tùy theo tiền căn gia đình và bản thân, có thể cho diazepam BHM (0,5 mg/kg) tại nhà khi có cơn SCCG tái phát.
  • SCCG phức tạp: cân nhắc điều trị thuốc ĐK liên tục để dự phòng. Thường dùng acid valproic (Deparkin) 20-30mg/kg/ng chia làm 2 liều/ngày. Điều trị liên tục 1-2 năm sau khi đã cắt cơn. Nên cân nhắc khi chỉ định vì các thuốc chống động kinh có nhiều dụng phụ: phenobarbital ảnh hưởng khả năng nhận thức của trẻ, acid valproic có độc tính gan nhiều.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Chẩn đoán
  • Xử trí
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

    2470/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kỹ năng quan sát

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Med-Gemini: Chuyển đổi AI y tế bằng các mô hình đa phương thức

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bài giảng tham khảo
    Chăm sóc liên tục:
    Khi nào thì cần cho trẻ nhập viện điều trị?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space