. Mục đích khám thai
- Chăm sóc sức khỏe thai phụ và thai nhi trước sanh
- Phát hiện sớm những thai kỳ nguy cơ cao
- Tư vấn cho thai phụ trong thời gian mang thai (dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi ...)
- Đề phòng 5 tai biến sản khoa
- Các nội dung khám thai
2.1 Khai thác bệnh sử
2.1.1 Bản thân:
- Thông tin hành chính.
- Tình trạng sức khỏe hiện tại /gần đây
- Tiền sử phụ khoa: thời điểm có kinh lần đầu, chu kỳ kinh, tính chất kinh nguyệt ...; thời điểm lập gia đình năm bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp của chồng; các biện pháp tránh thai đã áp dụng; bệnh lý phụ khoa từng mắc và cách điều trị; điều trị hiếm muộn
- Tiền sử sản khoa: PARA (không kể lần mang thai hiện tại); các lần mang thai và những lần sanh trước: thai bệnh lý, thai dị tật, cân nặng sau sanh, cách sanh, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản ....
- Tiền sử bệnh nội và ngoại khoa (phẫu thuật; bệnh nội khoa đã và đang điều trị)
2.1.2 Tiền sử gia đình
- Bệnh nội khoa, bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh có tính chất di truyền trong gia đình
2.1.3 Thai kỳ hiện tại
- Ngày đầu của lần có kinh cuối cùng để tính ngày dự sanh.
- Nếu không nhớ ngày kinh có thể dùng siêu âm để tính tuổi thai, chính xác nhất là kết quả siêu âm thai từ 7 - 10 tuần.
- Các triệu chứng nghén
- Ngày hoặc thời điểm thai máy, dấu sụt bụng
- Các dấu hiệu bất thường (như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng...), mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu), nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn mửa (dấu hiệu tiền sản giật).
- Thói quen: uống rượu / bia, hút thuốc lá, dùng chất gây nghiện, thích ăn mặn / ngọt.
- Cuộc sống hiện tại của thai phụ về vật chất, tinh thần....
2.2 Khám toàn thân
2.2.1 Khám thai lần đầu:
- Khai thác bệnh sử toàn diện (quan sát tổng trạng (mập, gầy), nhìn dáng đi (thẳng, cân đối / gù vẹo / khập khiễng...), da niêm, tình trạng phù)
- Đo chiều cao, cân nặng, lấy sinh hiệu (mạch, huyết áp)
- Nghe tim phổi
- Khám vú / các bộ phận khác khi có bất thường
- Lập sổ khám thai và ghi chép cẩn thận các thông tin thăm khám được.
2.2.2 Những lần khám tiếp theo:
- Ghi nhận sinh hiệu, cân nặng, quan sát phù, da niêm, nghe tim phổi (nếu thai phụ có những than phiền về tình trạng khó thở, đau ngực...)
2.3 Khám sản khoa
2.3.1 Khám thai 3 tháng đầu
- Khám thai ≥ 2 lần
+ Khám toàn thân (như trên)
+ Đặt mỏ vịt và khàm âm đạo ở lần khám đầu tiên
- Siêu âm để xác định có thai hay không, có tim thai hay không, thai trong tử cung hay thai ngoài, có mấy thai, xác định tuổi thai để tính ngày dự sanh
- Sàng lọc tam cá nguyệt I: huyết học của mẹ (đường huyết bất kỳ, huyết đồ, nhóm máu ABO, Rhesus, Giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B); tổng phân tích nước tiểu; Siêu âm hình thái học, đo độ mờ da gáy; tầm soát dị tật Down (Double test)
- Tư vấn lớp học tiền sản, làm mẹ an toàn
2.3.2 Khám thai 3 tháng giữa
- Khám thai ≥ 2 lần
- Ghi nhận sinh hiệu, đo bề cao tử cung, nghe tim thai
- Sàng lọc tam cá nguyệt II (nếu chưa làm trong TCN I): huyết học của mẹ (đường huyết bất kỳ, huyết đồ, nhóm máu ABO, Rhesus, Giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B); tổng phân tích nước tiểu; Siêu âm 2 chiều; tầm soát dị tật Down (Triple test)
- Tư vấn chọc ối nếu thai phụ ≥ 40 tuổi
- SA 4 chiều đánh giá dị tật: 20 - 24 tuần
- Sàng lọc đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) (test 75g đường). Thực hiện sớm trong trường hợp nguy cơ cao (xem bài đái tháo đường thai kỳ).
- Lưu ý để phát hiện sớm các bất thường của thai kỳ: dọa sảy thai, hở heo cổ tử cung, tăng huyết áp, tiên sản giật, nhau tiền đạo, đa thai, đa ối
- Hội chẩn chuyên khoa các trường hợp đặc biệt: hen phế quản, đái tháo đường thai kỳ, bướu giáp, u nang buồng trứng cần phẫu thuật ... hoặc khám tiền sản
- Tư vấn lớp học tiền sản, làm mẹ an toàn
2.3.3 Khám thai 3 tháng cuối
- Khám thai ≥ 3 lần
- Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, xác định ngôi thai
- Xét nghiệm thường qui nếu chưa làm
- Tổng phân tích nước tiểu
- Siêu âm đánh giá: sinh trắc thai, xoang ối, bánh nhau, tim thai..., lặp lại khi thai 37 - 40 tuần. Siêu âm Doppler nếu nghi ngờ thai chậm tăng trưởng (IUGR), đa thai
- Đo sức khỏe thai nhi (NST) từ tuần 36
- Các xét nghiệm tổng đông, tổng phân tích tế bào máu chuẩn bị sanh: từ tuần 37
- Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai từ tuần 28 và các dấu hiệu cần khám lại ngay
Thời điểm
|
Số lần khám
|
Siêu âm
|
Xét nghiệm
|
NST
|
TCN I
|
Sau trễ kinh
|
≥ 1
|
2D
|
XN thường qui
|
-
|
11 - 13W6D
|
1 lần
|
SA + đo NT
|
XN sàng lọc: Double test
|
-
|
TCN II
|
14 - 20W
|
Mỗi 4 tuần
|
2D
|
± Triple test
± Chọc ối (thai phụ > 40 tuổi)
|
-
|
20 - 24W
|
Mỗi 4 tuần
|
4D
|
|
-
|
24 - 28W
|
Mỗi 4 tuần
|
|
75gram đường
|
-
|
TCN III
|
29 - 32W
|
1 lần
|
Doppler
|
± 75gram đường
|
TKNC cao
|
33 - 35W
|
Mỗi 2 tuần
|
|
Sau 34 tuần, nếu chưa test 75g, có thể làm ĐH (đói và 2h sau ăn)
|
TKNC cao
|
36 -40W
|
Mỗi 1 tuần
|
2D
|
XN trước sanh
|
Mỗi tuần
|
Bảng 1: Tóm tắt quy trình khám thai và thực hiện các xét nghiệm
2.4 Tiêm phòng uốn ván
Mũi 1
|
Tiêm sớm ngay khi phát hiện có thai
Tiêm cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ tại vùng có nguy cơ cao
|
Mũi 2
|
Tiêm ít nhất 1 tháng sau mũi 1, và trước sanh ít nhất 1 tháng
|
Mũi 3
|
Tiêm ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc lần có thai sau
|
Mũi 4
|
Tiêm ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc lần có thai sau
|
Mũi 5
|
Tiêm ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc lần có thai sau
|
- Nếu khoảng thời gian giữa các lần tiêm bị chậm, vượt quá khoảng thời gian theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không cần tiêm lại từ đầu.
- Nếu đã tiêm đủ 5 mũi VAT theo lịch, không cần tiêm nhắc lại.
2.5 Bổ sung viên sắt, acid folic và Canxi
- Bổ sung viên sắt, acid folic từ lần khám thai đầu tiên (viên sắt 30 - 60mg/ngày và acid folic 800 - 1.000mcg/ngày)
- Bổ sung canxi: 1.000 - 1.500 mg/ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Công văn số 4095/BYT-BM-TE ngày 04/07/2019 về việc hướng dẫn lịch tiêm chủng vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai.
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (2016), Bộ y tế, Chăm sóc trước sinh, trang 33 - 38.
- Phác đồ khám thai Bệnh viện Hùng Vương(2016), tập 1, trang 41 - 44.
- Phác đồ chẩn đoán tiền sản, di truyền Bệnh viện Hùng Vương 2016.
- Preconception and Anterpartum Care, ACOG, 7th edition.
|