1. ĐẠI CƯƠNG (ĐỊNH NGHĨA)
Có 2 dạng chốc cần phân biệt: chốc bóng nước và không bóng nước. Chốc bóng nước
do S. aureus gây ra. Ở các quốc gia phát triển, chốc không bóng nước thường do S.
aureus và ít hơn là Streptococcus nhóm A. Streptococcus nhóm A vẫn là nguyên nhân
thường gặp của chốc không bóng nước ở các quốc gia đang phát triển.
2. YẾU TỐ NGUY CƠ
- Suy giảm miễn dịch
- Chàm thể tạng
- Tổn thương mô trước đó
- Tình trạng viêm
3. CHẨN ĐOÁN
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỐC BÓNG NƯỚC VÀ CHỐC KHÔNG BÓNG NƯỚC
Chốc không bóng nước Chốc bóng nước
Dịch tễ học Khoảng 70% trường hợp chốc
Thường gặp ở trẻ em
Ít gặp hơn chốc không bóng nước
Thường xảy ra trong thời kỳ sơ sinh,
nhưng trẻ em cũng có thể bị
Tổn thương
lâm sàng
Sớm: mảng hồng ban 2-4mm
phát triển nhanh thành mụn
nước hay mụn mủ.
Trễ: vết trợt nông có mài vàng
mật ong đặc trưng và nhanh
chóng lan rộng ra vùng da
xung quanh
Sớm: những mụn nước nhỏ lớn lên
thành bóng nước 1-2cm nông trên bề
mặt
Trễ: bóng nước chùng, trong suốt kích
thước lên đến 5cm với viền tróc vảy,
nhưng không có mài dày và thường có
ít viền hồng ban
Phân bố Mặt (xung quanh mũi và
miệng) và tứ chi
Mặt, thân mình, mông, sinh dục, nách
và tứ chi
BỆNH VIỆN DA LIỄU
1
Đặc điểm
liên quan
Hạch (+) Thường không có triệu chứng toàn
thân nhưng có thể gặp sốt, mệt mỏi
hay tiêu chảy
Biến chứng Trong 5% trường hợp, chốc
không bóng nước do S.
pyogenes có thể gây ra viêm
cầu thận cấp hậu nhiễm liên
cầu trùng (APSG)
Nguy cơ APSG không thay đổi
khi điều trị với kháng sinh
Trong những trường hợp suy giảm
miễn dịch, độc tố có thể lan rộng
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Kháng sinh là thuốc chính trong điều trị. Kháng sinh lựa chọn phải chống được cả
S. aureus và S. pyogenes
- Làm sạch vết thương tại chỗ
4.2. Điều trị cụ thể
Tại chỗ: với những bệnh nhân khỏe mạnh có ít tổn thương và không có triệu chứng
toàn thân
Thuốc: mỡ mupirocin 2% , acid fusidic dạng kem hay dạng mỡ, hay retapamulin 1%
thoa 2-3 lần/ngày trong 7-10 ngày.
4.3. Các chọn lựa điều trị:
- Thứ nhất:
Dicloxacillin 250-500mg 4 lần/ngày trong 5-7 ngày
Amoxicillin + clavulanic acid 25mg/kg/ngày chia làm 3 lần
Cephalexin 250-500mg 4 lần/ngày
- Thứ hai: (nếu dị ứng với penicillin)
Azithromycin 500mg ngày đầu, 250mg trong 4 ngày tiếp theo
BỆNH VIỆN DA LIỄU
1
Clindamycin 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần
Erythromycin 250-500mg 4 lần/ngày trong 5-7 ngày
- Nếu nghi ngờ tụ cầu kháng methicillin mắc phải ngoài cộng đồng
TMP-SMX 160/800mg 2 lần/ngày trong 7 ngày
Clindamycin 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần
Tetracycline 250-500mg 4 lần/ngày trong 7 ngày
Doxycycline, Minocycline 100mg 2 lần/ngày trong 7 ngày
- Đối với trẻ em
Dicloxacillin 12mg/kg/ngày chia làm 4 lần
Cephalexin 25mg/kg/ngày chia làm 4 lần
Erythromycin 40mg/kg/ngày chia làm 4 lần
Clindamycin 15mg/kg/ngày chia làm 3 lần
Amoxicillin/clavulanate 25mg/kg/ngày chia làm 2 lần
5. DIỄN TIẾN VÀ TIÊN LƯỢNG
- Chốc không bóng nước: thường lành tính, bệnh tự giới hạn, tổn thương tự lành
trong vòng 2 tuần không để lại sẹo.
- Chốc bóng nước: nếu không điều trị, bệnh tự lành trong 3-6 tuần.
6. PHÒNG NGỪA (GIÁO DỤC SỨC KHỎE)
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như cắt móng tay, rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn.
- Cải thiện môi trường sống thoáng và sạch.
- Đối với bệnh nhân tái phát, những thành viên trong gia đình không triệu chứng
hoặc người lành mang mầm bệnh ở vùng lỗ mũi ngoài thoa mupirocin 2% ngày 3
lần trong 5 ngày/tháng ở trong lỗ mũi.
BỆNH VIỆN DA LIỄU
1
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Noah Craft (2012). Dermatology in general medicine. Fitzpatrick’s. The
McGraw-Hill Companies, Inc, volume two, part 9, section 29, chapter 175-176.
2. Christian R Millett, Analisa V Halpern, Annette C Reboliand Warren R Heymann
(2012). Dermatology, Bolognia 2nd edition. Elsevier Limited, section 12, chapter
74.
|