Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

(Tham khảo chính: sản khoa)

  1. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

1.1 Định nghĩa

- Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là bất kỳ tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết vào lần đầu tiên phát hiện trong thai kỳ, không loại trừ đái tháo đường trước đó chưa được phát hiện và cũng nên phân biệt sau sanh có còn tăng đường huyết hay không.

- Đái tháo đường thai kỳ gây ra một số biến chứng cho mẹ và con 

+ Biến chứng trong thai kỳ: tiền sản giật, đa ối, sẩy thai, thai lưu, sanh non, thai to

+ Trong lúc sanh: sanh khó (đa ối, thai to...), băng huyết ...

+ Sau sanh: tăng nguy cơ đái tháo đường vĩnh viễn cho thai phụ

1.2 Yếu tố nguy cơ

1.2.1 Tiền căn bản thân:

- Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước

- Tiền căn sảy thai liên tiếp; thai lưu không rõ nguyên nhân (đặc biệt khi thai đã lớn)

- Tiền căn thai dị tật, tiền căn sanh con dị tật bẩm sinh (thần kinh, tim, cơ xương)

- Tiền căn sanh con to ≥ 4.000 gr

- Tiền căn bị tiền sản giật, sản giật ở những lần mang thai trước

1.2.2 Tiền căn gia đình:

- Gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường

1.2.3 Bệnh sử thai kỳ lần này

- Các triệu chứng của đái tháo đường (ăn nhiều, uống nhiều)

- Tuổi > 35, thừa cân, béo phì (tăng cân nhanh)

- Đường niệu; đường huyết bất kỳ ở lần khám thai đầu tiên ≥ 200mg/dL

- Thai to, đa ối trên siêu âm

- Nhiễm nấm âm đạo tái phát nhiều lần

* Nhóm thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao:

- Những thai phụ có tiền căn bản thân và tiền căn gia đình (đã nêu bên trên)

- Béo phì nặng

- Bị hội chứng buồng trứng đa nang

1.2.4 Thời điểm làm tầm soát đái tháo đường thai kỳ:

- Với thai phụ không có nguy cơ nào: thực hiện thường qui (24 - 28 tuần)

- Thai phụ có yếu tố nguy cơ (đặc biệt là nguy cơ cao): nên tầm soát sớm hơn. Nếu làm 75 gr trước 16 tuần mà kết quả âm tính, có thể thực hiện lần 2 (28 -33 tuần 6 ngày)

1.3 Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

- Dựa vào test 75 gr đường (theo chuẩn của ADA)

- Cách thực hiện:

+ Dặn thai phụ ăn uống bình thường 3 ngày trước khi thực hiện test

+ Ngày trước khi làm test: dặn nhịn ăn từ 22 giờ, chỉ uống nước lọc

+ Sáng ngày thực hiện test, đi sớm, nhịn ăn, lấy máu lúc đói (lần 1)

+ Cho thai phụ uống 75 gr đường trong vòng 5 phút, nếu ói nhớ báo nhân viên y tế

+ Ngồi ngỉ ngơi, không vận động nhiều

+ Lấy máu lần 2 (1 giờ sau uống đường) và lần 3 (2 giờ sau khi uống đường)

- Nếu thai phụ ói: hẹn thực hiện test lần 2

Thời điểm lấy máu

Nồng độ đường huyết thanh

Tính theo mg/dL

Tính theo mmol/L

Lúc đói

92

5.1

1 giờ

180

10.0

2 giờ

153

8.5

- Test (+) khi có 1 trị số bất kỳ trên ngưỡng

 

  1. Xử trí đái tháo đường thai kỳ

2.1 Test 75 gr âm tính

- Theo dõi thai kỳ theo phác đồ

2.2 Test 75 gr dương tính

- Tư vấn cho thai phụ nguy cơ về các ảnh hưởng của ĐTĐTK đến mẹ và thai

- Tư vấn chế độ ăn kiêng (xem phụ lục bên dưới)

- Hẹn tái khám để làm các xét nghiệm:

+ 1 tuần sau: đường huyết (ĐH) đói - 2 giờ sau ăn và HbA1c

+ 2 tuần kế tiếp: ĐH đói - 2 giờ sau ăn

+ Nếu 3 lần thử ĐH đói - 2h sau ăn liên tục bình thường: hẹn tái khám xa hơn.

+ Thỉnh thoảng theo dõi ĐH đói - 2 giờ sau ăn cho đến lúc sanh

+ Có thể đo NST sớm (thai ≥ 32 tuần), đặc biệt khi ĐH không ổn định

- Khám thai bệnh lý hay khám chuyên khoa nội tiết nếu test 75 gr có 1 trị số ≥ 200mg/dL hoặc ĐH đói - 2 giờ sau ăn không ổn định, dao động nhiều giữa các lần thử.

- Nếu mức ĐH quá cao hoặc không kiểm soát được bằng chế độ ăn: khám nội tiết / khám thai bệnh lý để chích Insulin, kết hợp chế độ ăn và theo dõi

2.3 Nhập viện theo dõi

2.3.1 Nhập viện (tại khoa sản bệnh) để chấm dứt thai kỳ

- Thai 38 tuần dù chưa có dấu sanh (với ĐTĐ điều trị Insulin)

- Thai 39 tuần dù chưa có dấu sanh (với ĐTĐ kiểm soát bằng chế độ ăn)

2.3.2 Nhập viện theo dõi

- Khi ĐH không ổn định. Theo dõi 3 - 7 ngày:

+ Nếu đáp ứng tốt với chế độ ăn: xuất viện, hẹn khám thai và nhập viện lúc 39 tuần

+ Nếu đáp ứng không tốt với chế độ ăn: dùng Insulin kết hợp chế độ ăn và theo dõi

• Đáp ứng tốt và thai ≥ 38 tuần: đánh giá sức khỏe thai và chấm dứt thai kỳ

• Đáp ứng tốt và thai < 38 tuần: xuất viện, tái khám thai, nhập viện lúc 38 tuần

• Nếu đáp ứng không tốt hoặc có nhiễm ceton hay tăng áp lực thẩm thấu: hội        chẩn chuyên khoa nội tiết.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (2016), Bộ y tế, Chăm sóc trước sinh, trang 134 - 135.
  2. Phác đồ khám thai Bệnh viện Hùng Vương(2016), tập 1, trang 143 - 145.
  3. American Diabetes Association (2013), "Diagnosis and classification of diabetes mellitus, S 67-74.
  4. American Diabetes Association (2015), "Standards of Medical Care in Diabetes", S.8 - 40.

  • CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
  • VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
  • Phác đồ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ - TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT
  • TƯ VẤN KHHGĐ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RONG KINH RONG HUYẾT
  • TRIỆT SẢN NỮ
  • DỤNG CỤ TỬ CUNG TRÁNH THAI (IUD)
  • QUY TRÌNH KHÁM THAI
  • Phác đồ KHÁM PHỤ KHOA
  • CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI RÀO CHẮN
  • HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN CHO THAI PHỤ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
  • TRIỆT SẢN NỮ
  • VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN
  • TRÁNH THAI NỘI TIẾT
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ TĂNG HUYẾT ÁP, TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn về can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

    1862/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dãn thực quản

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tiếp cận triệu chứng ho_R05
    Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua
    Một số bệnh thường gặp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space