Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nút xoang nhĩ

(Trở về mục nội dung gốc: 1. Giới thiệu về điện tâm đồ )

Nút xoang nhĩ

Nút xoang nhĩ, gọi tắt là nút xoang, kích thước 10 – 20 x 2 – 3 mm, là một cấu trúc dưới thượng tâm mạc nằm ở phía trước bên chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên vào nhĩ phải. Nó được cung cấp máu bởi nhánh gần của động mạch vành phải (55 – 60%) hoặc nhánh mũ của động mạch vành trái (40-45%). Về mặt mô học nút xoang là mô liên kết trong đó có chứa nhiều các tế bào có chức năng phát xung nhịp. Nút xoang phát xung điện tạo nhịp tự động với tần số 60 – 100 lần/phút. Do tần số phát nhịp cao nên nó là nơi phát xung tạo nhịp chính của cơ thể.  Xung điện từ nút xoang xuống nút nhĩ thất nhờ tổ chức sợi đặc biệt ở nhĩ. Có 3 bó khác nhau: bó Bachmann, bó Wenkebach, bó Thorel. Tần số phát xung tạo nhịp của nút xoang chịu sự chi phối bởi thần kinh giao cảm làm tăng nhịp và thần kinh phó giao cảm làm nhịp giảm nhịp tim.

Trở về mục nội dung gốc: 1. Giới thiệu về điện tâm đồ

  • Giới thiệu về Điện tâm đồ
  • Một số quy ước chính Điện tâm đồ
  • Nút xoang nhĩ
  • Cấu trúc tim
  • Bó His
  • Nút nhĩ thất
  • Mạng lưới Purkinje
  • Cơ chế điện sinh lý của nhịp tim
  • Ôn lại các cơ chế rối loạn nhịp
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm tụy cấp nặng

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Run khi đến gần vị trí chính xác

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (ECG Ví dụ 1)
    Xếp loại thiếu máu
    Thuốc sử dụng sau khi đặt

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space