Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn

(Tham khảo chính: 1636_QD-BYT)

Bệnh sán lá ruột lớn là bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật. Người bệnh nhiễm sán lá ruột lớn ở ruột non, đặc biệt là ở tá tràng, các triệu chứng gây nên do loét tại chỗ hoặc nhiễm độc toàn thân, tiêu chảy thường xen kẽ với táo bón, nôn và chán ăn. Một số trường hợp có số lượng sán lớn có thể gây tắc ruột cấp, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, cổ chướng.

Sán lá ruột lớn lưu hành rộng rãi tại nhiều quốc gia, đặc biệt là một số nước châu Á. Tại Việt Nam, sán lá ruột lớn đã được phát hiện tại 16 tỉnh, thành.

1.1. Tác nhân

Bệnh sán lá ruột lớn được gây ra bởi loài Fasciolopsis buski, là một trong những loài sán lá lớn nhất gây bệnh trên cơ thể người.

1.2. Nguồn bệnh

Ổ chứa: Lợn và người là những vật chủ chính của sán lá ruột lớn trưởng thành; Chó là loại vật chủ chính ít gặp hơn.

Thời gian ủ bệnh: Trứng sán lá ruột lớn xuất hiện trong phân khoảng 3 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Thời kỳ lây truyền: Kéo dài khi trứng được thải ra theo phân, nếu không điều trị thải trứng kéo dài trong 1 năm. Không truyền trực tiếp từ người sang người.

1.3. Phương thức lây truyền

Người, lợn nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau ở dưới nước có nhiễm nang trùng sán lá ruột lớn.

1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Mọi người đều có thể nhiễm sán lá ruột lớn, miễn dịch không bền và có thể tái nhiễm.

1.5. Chu kỳ

Hình 1. Chu kỳ phát triển của sán lá ruột lớn

(Nguồn US- CDC, 2017).

Giải thích: Giống như các loài sán lá khác, sán lá ruột lớn trải qua vòng đời đa vật chủ.

1. Trứng sán lá ruột lớn được đào thải theo phân của vật chủ chính ra ngoài.

2. Trứng phát triển thành ấu trùng lông Miracidia trong môi trường nước.

3. Miracidia xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ nhất là ốc.

4. Trong ốc Miracidia phát triển thành các giai đoạn khác nhau (4a, 4b, 4c), đến giai đoạn cuối là ấu trùng đuôi Cercariae, thì rời khỏi vật chủ ốc.

5. Ấu trùng đuôi Cercariae bơi tự do trong nước, bám vào thực vật thủy sinh và phát triển thành metacercariae.

6. Ấu trùng Metacercariae bám vào cây thủy sinh.

7. Vật chủ chính là động vật có vú hoặc người sẽ bị nhiễm bệnh khi tình cờ ăn phải thực vật thủy sinh chứa Metacercariae còn sống. Trong cơ thể vật chủ này Metacercariae thoát nang tại tá tràng và bám vào thành ruột. Ở đó, chúng phát triển thành sán trưởng thành; Quá trình này mất khoảng 3 tháng.

8. Con trưởng thành (20 đến 75 mm x 8 đến 20 mm) có tuổi thọ khoảng 1 năm.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202210141636_QD-BYT_sanlaruotlon.doc.....(xem tiếp)

  • Triệu chứng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Khỏi bệnh và phòng bệnh
  • hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phân loại các thể lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giao tiếp có lời

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Về hướng dẫn

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng
    Bệnh thường gặp
    Cận lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space