Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nguyên tắc khi tham vấn

(Tham khảo chính: quản lý ngoại trú )

Để đạt kết quả cao nhất trong tham vấn là giúp bệnh nhân ra quyết định hoặc thay đổi hành vi nhằm có lợi cho sức khoẻ của bản thân và gia đình, bác sĩ gia đình cần lấy bệnh nhân là trung tâm, giúp bệnh nhân tự ra quyết định thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin dựa trên điều kiện của bệnh nhân. Để khai thác được 1 cách đầy đủ các vấn đề, mối quan tâm, những khó khăn của bệnh nhân để hỗ trợ bệnh nhân, bác sĩ gia đình cần đảm bảo các nguyên tắc sau khi tham vấn.
6.1. Tôn trọng
- Bệnh nhân có quyền riêng tư, được tự chủ và tự quyết.
- Bác sĩ cần xem bệnh nhân là người thân của mình, tôn trọng các vấn đề, thông tin của bệnh nhân.
- Bác sĩ không nên phân biệt đối xử, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân, dùng từ ngữ và các công cụ hỗ trợ phù hợp.
6.2. Chấp nhận
- Bác sĩ chấp nhận với những điểm tốt, điểm xấu, điểm mạnh, điểm yếu của bệnh nhân nhằm khơi gợi khả năng của bệnh nhân để tự giải quyết vấn đề của bệnh nhân.
- Chấp nhận được biểu hiện trong suy nghĩ, cảm xúc và thái độ không phê phán những điểm tốt, xấu, yếu, mạnh của bệnh nhân và thực lòng lắng nghe để nắm bắt được nhu cầu và phản hồi. Từ đó tạo niềm tin ở bệnh nhân để bệnh nhân dễ dàng chia sẻ những điều thầm kín, tâm tư, khó nói của bản thân.
- Tôn trọng và chấp nhận không đồng nghĩa với tán thành các hành vi xấu, thói quen xấu hoặc suy nghĩ tiêu cực.
6.3. Thấu cảm
- Trong tham vấn bác sĩ gia đình không đơn thuần là thông cảm mà là chia sẻ cảm xúc như chính mình trải nghiệm. Bác sĩ luôn đặt mình vào vị trí của bệnh nhân để hiểu và chia sẻ những khó khăn, những mong muốn của bệnh nhân.
- Thấu cảm giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên chân thành và giải pháp phù hợp với thực tế.
6.4. Bảo mật
- Đây là yếu tố quan trọng để bệnh nhân bảo đảm tin tưởng tuyệt đối và thổ lộ cho bác sĩ những vấn đề nhạy cảm, thầm kín.
- Bác sĩ chỉ tiết lộ thông tin khi bệnh nhân cho phép hoặc khi bệnh nhân có nguy cơ gây tổn hại đến bản thân hoặc người khác hoặc liên quan đến pháp luật.
6.5. Chân thành
- Bác sĩ với vai trò người tham vấn cảm thấy tự nguyện giúp đỡ, như giúp đỡ người thân của mình, hỗ trợ bệnh nhân hơn là vì nhiệm vụ, mục đích cá nhân.
- Sự hỗ trợ mang tính chân thành không vì vụ lợi hay làm qua loa cho xong công việc mà mục đích là giúp bệnh nhân chọn lựa được giải pháp tối ưu.
6.6. Trung thực
- Bác sĩ khi tham vấn cần trung thực với chính mình và với bệnh nhân. Tuyệt đối không nói điều mình không rõ hoặc không biết. 
- Bác sĩ khi tham vấn nếu chưa rõ vấn đề hoặc gút mắc của bệnh nhân có thể tạm dừng để tránh đưa ra những lời khuyên, giải pháp tổn hại đến bệnh nhân.
- Cần cung cấp thông tin xác thực về tình trạng sức khỏe, lợi, hại, tai biến của phương pháp can thiệp dựa trên y học chứng cứ.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • báo cáo BS Nguyễn Bá Hợp
  • Mục tiêu
  • Một số định nghĩa
  • Sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn
  • Các kiểu phản ứng của bệnh nhân
  • Mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân
  • Các vấn đề tham vấn
  • Nguyên tắc khi tham vấn
  • Tiến trình tham vấn
  • Kỹ năng tham vấn
  • Các rào cản khi tham vấn
  • Kết quả tham vấn
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tầm quan trọng của phối hợp chăm sóc điều trị

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm covid-19 ở người lớn

    2122/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán H.Pylori

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán
    dấu chứng nào có thể đi kèm với chóng mặt thật
    Thế nào là bệnh tâm thần
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space