Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Kỹ năng tham vấn

(Tham khảo chính: quản lý ngoại trú )

8.1. Tạo mối liên hệ cá nhân 
8.1.1. Không lời: hành động, cử chỉ không lời có thể tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên cho bệnh nhân để dễ dàng chia sẻ và giúp tạo niềm tin cho bệnh nhân.
- Bố trí không gian gần gũi, không có vật cản giữa bác sĩ và bệnh nhân.
- Thể hiện thái độ quan tâm, gần gũi với bệnh nhân, có thể sử dụng phương pháp SOFTEN trong giao tiếp với bệnh nhân:
+ Smile: mỉm cười. Nụ cười trong giai đoạn đầu tiếp xúc tạo cho bệnh nhân cảm giác thiện cảm và dễ gần.
+ Open Gesture: cởi mở. Ngồi hoặc đứng đối diện và hai cánh tay thả hai bên ngoài để trông cởi mở, không nên khoanh tay hay gập tay lại, tỏ vẻ thận trọng, hay quay mặt đi chỗ khác. Thái độ cởi mở và thân thiện giúp dễ tiếp cận và nhanh chóng nắm bắt, hiểu được nguyện vọng cần giúp đỡ hay hỗ trợ từ bệnh nhân.
+ Forward Leaning: hướng tới trước. Khi nói hay lắng nghe, hãy hơi nghiêng người về hướng người đối diện, đây là một cách tiếp cận tinh tế thể hiện bạn đang quan tâm lắng nghe. 
+ Touch: tiếp xúc. Bắt tay là một thủ tục giao tiếp xã hội thể hiện sự quan tâm sâu sắc và sẵn sàng giúp đỡ. Hoặc có thể chạm nhẹ vào vai của bệnh nhân để thể hiện sự cảm thông.
+ Eye contacts: mắt nhìn. Khi trao đổi với bệnh nhân cần có ánh nhìn về phía bệnh nhân để thể hiện sự quan tâm tuy nhiên cần tránh ánh nhìn dò xét sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó gần và không thoải mái. 
+ Nod: gật đầu. Hành động này thể hiện sự thấu hiểu của bác sĩ trong vấn đề bệnh nhân đang chia sẻ đồng thời cũng là hành động khuyến khích bệnh nhân tiếp tục chia sẻ vấn đề của họ.
8.1.2. Đối thoại
- Dùng từ ngữ xưng hô đúng chuẩn mực, cần chú ý 1 số từ ngữ địa phương.
- Lắng nghe, không ngắt lời tuy nhiên nếu BN trình bày vòng vo thì có thể hỏi lại hoặc gút lại để theo nội dung bác sĩ khai thác.
- Không lên giọng, phán xét, không tỏ thái độ thương hại.
- Khi bệnh nhân bức xúc cần thể hiện thái độ nhẹ nhàng, đồng cảm nhưng tránh bị kéo theo cảm xúc của bệnh nhân.
8.2. Kỹ năng giao tiếp
- Cần cung cấp thông tin thích đáng, cần thiết, đầy đủ theo y học chứng cứ theo từng trường hợp.
- Giải thích bằng từ ngữ đơn giản, phù hợp văn hóa của bệnh nhân, không dùng từ quá chuyên môn giúp bệnh nhân hiểu rõ về vấn đề sức khỏe đang quan tâm.
- Luôn đảm bảo tính trung thực về vấn đề mà mình đang tham vấn, nếu vấn đề chưa rõ có thể hẹn lai bệnh nhân vào buổi sau.
- Không nên phê phán, nên cảm thông với những điều nhạy cảm, thầm kín mà bệnh nhân đã chia sẻ.
8.3. Kỹ năng khơi dậy
- Kỹ năng quan trọng nhất trong tham vấn vì giúp bác sĩ nắm được thông tin và nhu cầu của bệnh nhân, hoàn cảnh, điều kiện để giúp bệnh nhân khơi dậy nguồn lực và giải quyết vấn đề của bản thân.
- Kỹ năng đặt câu hỏi có hiệu quả khi khai thác được các thông tin cơ bản, thông tin để chẩn đoán bệnh, đánh giá tình trạng bệnh, giúp suy luận thái độ và cảm nhận của người bệnh. Các dạng câu hỏi có thể gặp:
+ Câu hỏi mở: cho phép bệnh nhân nói được vấn đề của họ theo cách diễn đạt và sử dụng từ ngữ của họ, bệnh nhân có thể nói rõ cảm nhận của bản thân. Câu hỏi mở giúp khuyến khích bệnh nhân nói nhiều hơn và sâu hơn về vấn đề họ quan tâm, giúp người được hỏi cảm thấy tham gia nhiều hơn trong cuộc nói chuyện. Tuy nhiên cần tránh sự dài dòng, vòng vo sẽ khó kiểm soát và mất nhiều thời gian.
+ Câu hỏi đóng: câu trả lời ngắn gọn và thường yêu cầu trả lời thông tin cơ bản và hạn chế. Câu hỏi đóng được ứng dụng trong xác định hoặc thu thập thông tin cụ thể mà người bệnh chưa cung cấp. Tuy nhiên câu hỏi đóng có khả năng làm bệnh nhân thất vọng khi họ ít có cơ hội để giải bày và thông tin thu thập được cũng ít, phụ thuộc vào câu hỏi.
+ Câu hỏi gợi ý: trong đó có các gỉa định các khả năng có thể xảy ra, thông qua cách dung từ ngữ, câu hỏi này có thể hướng người bệnh trả lời theo hướng mong muốn.
- Kỹ thuật BATHE: kích hoạt bệnh nhân im lặng sang thích nói
+ Background: hỏi về thông tin nền
+ Affect: hỏi về các lĩnh vực thường tạo cảm giác mạnh mẽ, bức xúc
+  Trouble: hỏi vấn đề thực sự gây rắc rối cho bệnh nhân
+ Handling: hỏi về cách BN đã trải nghiệm giải quyết vấn đề
+ Empathy: đáp ứng với vấn đề 1 cách đồng cảm thông qua hiểu biết vấn đề của bệnh nhân
8.4. Phản ánh
- Lặp lại thường xuyên cho bệnh nhân những điểm mấu chốt, vấn đề chính, từ khóa giúp gợi những thiếu sót chưa được ghi nhận.
- Giúp bác sĩ nắm bắt đủ những vấn đề của bệnh nhân.
8.5. Liên hệ những kinh nghiệm và gương điển hình 
- Bác sĩ đặt câu hỏi để bệnh nhân liên hệ những vấn đề đã từng giải quyết trong quá khứ và có liên quan đến vấn đề hiện tại, từ đó có cái nhìn và hướng giải quyết cho vấn đề hiện tại. 
- Có thể nêu những gương điển hình trong xã hội đã giải quyết vấn đề tương đồng của bệnh nhân và đạt kết quả tốt, tạo động lực cho bệnh nhân, củng cố niềm tin để giải quyết vấn đề.
8.6. Chia sẻ kinh nghiệm bản thân
- Kinh nghiệm của bản thân trong điều trị, giải quyết vấn đề hoặc đã từng trải qua của bác sĩ sẽ củng cố niềm tin cho người bệnh. 
- Chia sẻ với sự chân thành và đồng cảm giúp bệnh nhân có động lực mạnh mẽ và có cái nhìn thẳng thắn đối với vấn đề của họ 1 cách rõ rang, không ngộ nhận, bi quan hoặc chủ quan.
8.7. Đối mặt
- Bác sĩ cần nói rõ các hậu quả, tác hại của việc không tuân thủ điều trị, điều trị quá muộn, hành vi nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian dài để bệnh nhân nhận thức được vấn đề sức khỏe của cá nhân và gia đình.
- Giúp bệnh nhân nhận ra các khó khăn, cản trở có thể gặp trong quá trình điều trị để bệnh nhân có cái nhìn toàn diện và đặt ra phương hướng giải quyết.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • báo cáo BS Nguyễn Bá Hợp
  • Mục tiêu
  • Một số định nghĩa
  • Sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn
  • Các kiểu phản ứng của bệnh nhân
  • Mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân
  • Các vấn đề tham vấn
  • Nguyên tắc khi tham vấn
  • Tiến trình tham vấn
  • Kỹ năng tham vấn
  • Các rào cản khi tham vấn
  • Kết quả tham vấn
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phát hiện sớm - can thiệp sớm trẻ khuyết tật vận động

    359/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị viêm gan vi rút C mạn

    2065/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    tập huấn chuyên môn
    Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột nhỏ
    Nghiệm pháp lâm sàng và cận lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space