Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


1.3 Lựa chọn các mã nguồn mở – mã nguồn đóng

(Tham khảo chính: Y học gia đình )

Thông thường, khi bắt đầu triển khai chương trình đào tạo trực tuyến, bên cạnh các vấn đề về mặt chính sách, tổ chức, kế hoạch thực hiện, vấn đề lựa chọn phần mềm vi tính của trình quản trị đào tạo cũng là một câu hỏi quan trọng! Lý do là bản thân việc lựa chọn phần mềm sẽ quyết định nhiều yếu tố của chương trình đào tạo: Các tính năng hỗ trợ giảng dạy và học tập; khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo về số lượng người dùng, về nội dung; chi phí đầu tư và di trì dịch vụ…. Trong đó, việc cân nhắc giữa lựa chọn nền tảng mã nguồn mở hay mã nguồn đóng luôn là vấn đề thời sự. Mục này xin giới thiệu vài yếu tố giúp hỗ trợ quyết định
1.3.1    Tính bền vững 
Bản thân chương trình phần mềm khi đã triển khai thì nó sẽ hoạt động ổn định theo đúng những gì nhà phát triển xây dựng. Do vậy, khi đặt vấn đề đến tính bền vững của phần mềm là chúng ta muốn đề cập đến khả năng phát triển tiếp tục tính năng mới của chương trình trong tương lai, khả năng hỗ trợ kỹ thuật một khi phát sinh các nhu cầu mới của nhà phát triển. Và đương nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ muốn đầu tư vào công nghệ “chết” (công nghệ không có hướng phát triển tiếp).
Đối với chương trình mã nguồn mở, nhà phát triển thường chỉ mang tính chất đại diện phi lợi nhuận. Các lập trình viên là tình nguyện viên tham gia dựa trên nhiệt huyết cá nhân, đến từ nhiều nơi và không có một rành buộc chặt chẽ về trách nhiệm và công việc. Với cách nhìn như vậy, khó có thể nói rằng dự án mã nguồn mở có thể có tính bền vững lâu dài. 
Có thể điểm qua bằng ví dụ về chương trình Claroline của trường đại học Université Catholique de Louvain (UCL) của Bỉ từ năm 2000. Chương trình này về sau đã tách các nhánh phát triển riêng thành chương trình Dokeos và Chamilo mà chúng ta sẽ có dịp đề cập đến trong các mục sau. Thật ra Claroline vẫn không biến mất. Chỉ qua là mỗi chương trình phát triển chuyên sâu để phục vụ những nhóm đối tượng chuyên biệt khác nhau. Việc tách nhánh cũng có thể thấy ở phần mềm Efront để hình thành chương trình talentlms để có thể cung cấp giải pháp dịch vụ điện toán đám mây. Trong thế giới LMS mã nguồn mở, chương trình Moodle là một gương thành công điển hình. Mặc dù chương trình được cung cấp dưới dạng mã nguồn miễn phí bởi một công ty tư nhân, Moodle vẫn cam kết duy trì dịch vụ lâu dài.
Ngược lại, đối với dạng chương trình mã nguồn đóng, tính bền vững cũng không phải được đảm bảo hoàn toàn như chúng ta vẫn thường hiểu. Các công ty phát triển có thể bị giải thể, sát nhập, chuyển hướng phát triển, bỏ rơi sản phẩm cũ... Khi đó chương trình sẽ hoàn toàn không được hỗ trợ bởi nhà phát triển mà chúng ta cũng khó có thể tìm được người thay thế vì bản thân mã nguồn của chương trình không được công bố rộng rãi.
1.3.2    Chi phí
Điểm đầu tiên cần phải làm sáng tỏ là thuật ngữ “mã nguồn mở” không có nghĩa là “miễn phí”. Chương trình được xem là mã nguồn mở có nghĩa là chương trình được cung cấp với bản quyền sử dụng miễn phí với toàn bộ mã gốc của chương trình cho người dùng cuối. Điều này không đồng nghĩa với việc nơi cung cấp phần mềm không thể tính các chi phí dịch vụ phân phối, cài đặt, cấu hình, hướng dẫn sử dụng, bảo trì hệ thống… Đương nhiên là giá thành của chương trình mã nguồn mở sẽ cạnh tranh hơn so với chương trình mã nguồn đóng vì chúng ta không phải trả tiền cho phần bản quyền của chương trình, là thành phần thường có giá cao nhất của chương trình.
Thực tế một số LMS rất dễ sử dụng nhưng đổi lại thì số tính năng lại hạn chế (ví dụ như Efront). Các chương trình này sẽ không đòi hỏi chi phí cao để thiết lập hệ thống hoạt động. Ngược lại, một hệ thống LMS như Moodle được biết đến với các tính năng phong phú – chuyên sâu. Đánh đổi lại là việc cấu hình và quản lý hệ thống Moodle rất phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên viên chuyên trách làm toàn thời gian, chi phí đầu tư ban đầu cao, và nhiều tính năng bổ sung có tính phí riêng. Điều này làm cho Moodle là chương trình mã nguồn mở như lại có chi phí đầu tư cao hơn cả một số chương trình mã nguồn đóng.
Một điểm nữa cần lưu ý rằng chi phí cần được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả nhưng nguồn lực được sử dụng cho hệ thống bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài lực cần đầu tư cho hệ thống. Đối với một đơn vị đã có bề dầy kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, việc áp dụng chương trình mã nguồn mở không tốn kém chi phí vì nhân lực tại chổ cho phép tiếp nhận tốt, vận hành tốt chương trình. Ngược lại, đối với đơn vị có nguồn lực công nghệ thông tin hạn chế, nhân viên chưa quen sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến thì giải pháp mã nguồn đóng với các tiện ích có sẵn đôi khi có tổng chi phí thấp hơn so với chương trình mã nguồn mở.
Vấn đề chi phí cũng cần được nhìn nhận trên giá trị mang lại từ giải pháp. Một chương trình mã nguồn có giá đầu tư ban đầu cao nhưng lại cho phép cung cấp dịch vụ không hạn chế số lượng học viên lại có thể xem là hợp lý. Trong khi một chương trình mã nguồn đóng với chi phí đầu tư ban đầu là miễn phí, tuy nhiên nhà trường phải trả chi phí cho mỗi học viên tham gia hệ thống, cho dung lượng nội dung trao đổi, cho dung lượng nội dung lưu trữ…. Thì vẫn có thể xem là có chi phí cao vì nó sẽ phát sinh liên tục theo thời gian… Bện cạnh đó, các yếu tố chất lượng cũng quan trọng trong việc đánh giá giải pháp nào tối ưu hơn.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • 1.1 Tổng quan
  • 1.2 Định nghĩa
  • 1.3 Lựa chọn các mã nguồn mở – mã nguồn đóng
  • 1.4 Các chương trình quản trị đào tạo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    XỬ LÝ DỤNG CỤ HÚT THAI CHÂN KHÔNG BẰNG TAY

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt những điểm thiết yếu Trong thực hành lâm sàng đột quỵ não

    5331/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình hình thực tế

    nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kết luận
    nhồi máu cơ tim

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 16/02/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space