Để đạt kết quả trong quá trình tham vấn thì bác sĩ hoặc người tham vấn cần nắm bắt các kiểu phản ứng của bệnh nhân trong quá trình giao tiếp. Điều này giúp bác sĩ hoặc người tham vấn dễ dàng tiếp cận các vấn đề sức khoẻ cũng như suy nghĩ, tâm lý của bệnh nhân nhằm sáng tỏ các vấn đề, khó khăn của bệnh nhân và cùng bệnh nhân giảu quyết.
Các kiểu phản ứng của bệnh nhân bao gồm:
- Hợp tác: Bệnh nhân sẽ luôn lắng nghe và quan hệ tốt với nhân viên y tế. Bệnh nhân đều tin tưởng vào các thông tin được cung cấp từ bác sĩ hoặc người tham vấn, điều này giúp bác sĩ dễ dàng khai thác các vấn đề sức khoẻ của bệnh nhân để cùng tháo gỡ những gút mắc, khó khăn và giúp họ tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.
- Nghi ngờ: Bệnh nhân đã được chữa trị rất nhiều nơi, có sự nghi ngờ và so sánh về phương pháp chẩn đoán, cách điều trị, giải thích bệnh giữa các nơi đã từng khám. Do đó bệnh nhân đòi kiểm tra cận lâm sàng liên tục để làm bằng chứng cho điều trị. Đây là kiểu phản ứng khó tiếp cận do thiếu tin tưởng vào bác sĩ và nhân viên y tế.
- Hốt hoảng: Bệnh nhân luôn lo âu và hốt hoảng, hỏi đi hỏi lại những điều đã biết về bệnh của mình. Bệnh nhân cũng có niềm tin vào nhân viên y tế tuy nhiên không chắc chắn và luôn sợ hãi có sự thiếu sót trong chẩn đoán và điều trị.
- Tiêu cực: Bệnh nhân luôn suy nghĩ bệnh nặng, sẽ chết vì bệnh không thể điều trị, có điều trị cũng vô ích vì không có kết quả tốt đẹp.
- Phá hoại: Bệnh nhân dễ nổi nóng, không hợp tác, có hành vi tiêu cực, thích gây gỗ, hành hung. Trong trường hợp có sự khác biệt về lời giải thích về vấn đề sức khoẻ sẽ dễ làm bệnh nhân nổi nóng, không tin tưởng và không tiếp tục đồng hành.
- Bàng quan: Bệnh nhân luôn thờ ơ với bệnh tật, sức khỏe của bản thân, không quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của mình, nghĩ đơn giản là thoáng qua, bệnh nhẹ, không cần điều trị can thiệp sẽ tự khỏi.
|