Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khám thực thể

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Khám chân nên bao gồm nhìn, sờ và đo đạc chu vi chân và so sánh 2 bên. Quan sát màu sắc chân và tìm các kiểu phân bố tĩnh mạch bất thường. Cả hai chân nên được thăm khám ở tư thế đứng và nằm để tìm dấu hiệu giãn các tĩnh mạch nông; tĩnh mạch xuyên; và nhiều tĩnh mạch nông vùng mu bàn chân – mắt cá chân trong và ngoài. Bệnh nhân cần được thăm khám để xác định khu vực phù. Đánh giá độ nóng – lạnh, đau, lưu ý dấu hiệu phù nề da hay loét da ở vùng thương tổn. 
Lipedema là sự ứ đọng mỡ ở chân, không bao gồm phù bàn chân do vậy sẽ khám thấy các gấp nếp da vùng kẻ ngón chân vẫn còn bình thường. Trong khi bệnh lý phù bạch huyết thì tình trạng phù bắt đầu tại vùng xa của bàn chân và bao gồm mặt lưng bàn chân (phù vùng thấp, vùng đầu xa).
Các đặc điểm của da ở nơi phù mang nhiều hữu ích trong chẩn đoán. Bệnh nhân có thể có phù chân ấn lõm với huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính, suy tĩnh mạch mạn tính, và các bệnh lý gây phù toàn thân. Trong khi phù viêm, bạch huyết và lipedema là dạng phù cứng, không có dấu ấn lõm. 
Dày da, xơ hóa da gợi ý quá trình gây bệnh là mãn tính vì cần thời gian thay đổi cấu trúc mô. Dấu lắng đọng Hemosiderin tại mô da (vết thâm màu nâu có thể có nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau), đặc biệt là dọc theo mắt cá trong (không ghi nhận tiền căn viêm chấn thương vùng này), có thể là dấu gợi ý của bệnh suy tĩnh mạch sâu mạn tính, ngay cả trong trường hợp không có dấu giãn tĩnh mạch nông vùng chân. 
Vùng da đỏ hoặc vệt dọc theo mạch bạch huyết gợi ý viêm mô tế bào. Các vết bầm ở mắt cá chân, kết hợp với đau vùng giữa nhượng chân, gợi ý tình trạng rách cơ bụng chân. Đau khi sờ nắn trên tĩnh mạch, nóng ấm ở chân, và sự hiện diện của dấu Homans gợi ý viêm tắc tĩnh mạch. 
Phù hoàn toàn 1 chân hoặc phù bắp chân 1 bên so với bắp chân đối bên >3 cm cũng gợi ý tắc tĩnh mạch sâu. Sưng đau bắp chân ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và có nang khoeo ở khớp gối gợi ý giả tắc tĩnh mạch (tức là vỡ nang Baker).
Khám toàn diện nhằm tìm dấu hiệu của thuyên tắc phổi, bệnh tim mạn, bệnh thận mạn, hoặc xơ gan. Một số dấu hiệu thực thể của bệnh hệ thống liên quan đến phù chân bao gồm ran phổi, tĩnh mạch cổ nổi, nhịp tim nhanh, nhịp gallop, tim to gợi ý suy tim; gan to, vàng da, cổ trướng, lòng bàn tay son, nữ hóa tuyến vú, dấu sao mạch gợi ý xơ gan; tăng huyết áp, phù mí mắt gợi ý hội chứng thận hư. 
 

Hình 3.1: Lược đồ tiếp cận phù chân
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Phù Chân_K07
  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Tổng quan
  • Nguyên nhân của phù chân
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Yếu tố thúc đẩy và làm phù chân nặng lên
  • Yếu tố làm giảm phù chân
  • Khám thực thể
  • Cận lâm sàng
  • Phương pháp điều trị
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    3. Điều trị

    5183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Loại 10: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Đúng/Sai/Không biết

    .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán xuất huyết não : cận lâm sàng
    Câu hỏi lượng giá
    Tầm soát ung thư vú

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space