Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phương pháp điều trị

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Nguyên tắc chính là điều trị theo nguyên nhân gây phù chân. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc lợi tiểu trong trường hợp có bằng chứng quá tải nước trong cơ thể (chủ yếu ở nhóm phù toàn thân do liên quan đến các bệnh lý tim – gan – thận). Một số hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:
•    Lợi tiểu có thể hiểu là loại trừ nước đẳng áp lực so với máu. Điều này có nghĩa là dưới tác dụng của thuốc lợi tiểu, thận không cô đặc nước tiểu, không tái hấp thu Na. Kết quả làm cho lượng nước qua thận bị thải ra ngoài tăng lên, gây tiểu nhiều. Do vậy, điều quan trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu là luôn phải kèm theo chế độ tiết chế nước và muối.
•    Nhóm lợi tiểu quai có tác dụng chính trên nhánh xuống của quai Henle, thuốc có tác dụng nhanh và mạnh.
•    Nhóm lợi tiểu Benzothiazide và các dẫn chất có tác dụng chính trên nhánh xa của quai Henle. Thuốc có tác dụng chậm nên không sử dụng trong cấp cứu.
•    Nhóm lợi tiểu giữ kali: bao gồm thuốc chống Aldostérone (Spironolactone) và thuốc chống kênh Na (Amiloride và Triamtérène). Các thuốc này có tác dụng chính trên ống góp vùng vỏ. Cơ chế chính là cạnh tranh với tác dụng của Aldostérone và ức chế kênh Na.
Đối với nhóm nguyên nhân suy tĩnh mạch, bạch mạch, có thể khuyên bệnh nhân tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Việc điều trị nguyên nhân là cần thiết. Bác sĩ gia đình có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp
Theo dõi lượng nhập và xuất dịch ở bệnh nhân, kiểm tra cân nặng cho phép gợi ý lượng dịch trong cơ thể. Đánh giá chu vi bắp chân mỗi ngày để phát hiện bất kì sự thay đổi trong quá trình phù chân. Xác định nhu cầu về chế độ ăn uống như bổ sung nước, hạn chế muối…Theo dõi sự xuất hiện và diễn tiến của các vết loét da. 
Ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn mà không có tình trạng quá tải nước kèm theo, do vậy không có chỉ định dùng thuốc lợi tiểu. Việc lạm dụng thuốc lợi tiểu sẽ gây nguy cơ giảm một cách tương đối thể tích nội mạch, gây nguy cơ suy thận cấp và thiểu niệu. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lợi tiểu lâu dài sẽ làm tăng bài tiết aldosterone, gây phù chân. Điều trị hiệu quả trong bệnh suy tĩnh mạch sâu chi dưới là : 
•    Nâng cao chân trên mức tim, mỗi lần trong 30 phút, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần, và trong suốt thời gian ngủ. 
•    Mang vớ áp lực. 
•    Đi bộ để tăng lượng máu tĩnh mạch trở về nhờ sự co bóp cơ vùng bắp chân.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Phù Chân_K07
  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Tổng quan
  • Nguyên nhân của phù chân
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Yếu tố thúc đẩy và làm phù chân nặng lên
  • Yếu tố làm giảm phù chân
  • Khám thực thể
  • Cận lâm sàng
  • Phương pháp điều trị
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Các trường hợp thất bại điều trị với thuốc kháng virút

    3310/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sơ đồ/phác đồ điều trị

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tài liệu tham khảo

    1470/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    chẩn đoán điều trị chữa bệnh ung thư gan
    Hội chứng sóng T đảo chiều
    Kết luận
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space