Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cận lâm sàng

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Mặc dù chụp tĩnh mạch (venography) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng chúng ta không cần thiết thực hiện ở tất cả bệnh nhân. Siêu âm mạch máu có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán khi các phương pháp xâm lấn có chống chỉ định, với ưu điểm nhanh chóng và chi phí hợp lý. MRI có thể được sử dụng ở thai phụ để đánh giá phù chân nhưng không được khuyến cáo dùng ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bảng điểm Wells được áp dụng để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu.
Do bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là thường gặp, có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng, chúng ta cần lưu ý chẩn đoán ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Để xác định nhóm đối tượng nguy cơ cao, chúng ta có thể thực hiện bảng kiểm sau: (tính 1 điểm cho mỗi yếu tố sau, chẩn đoán nếu có ≥ 2 tiêu chuẩn)
•    Bệnh lý ác tính không điều trị
•    Liệt hoặc băng bột gần đây
•    Nằm tại giường >3 ngày vì đại phẫu trong 4 tuần
•    Phù hoàn toàn 1 chân
•    Phù bắp chân 1 bên, so với bắp chân đối diện (chu vi) >3cm
•    Phù chân ấn lõm 1 bên
•    Tĩnh mạch bàng hệ
•    Tiền căn huyết khối tĩnh mạch sâu
Nếu bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao của huyết khối tĩnh mạch sâu, chúng ta nên chỉ định siêu âm mạch máu chi dưới để đánh giá thêm

 

Điểm

Siêu âm (+)

Siêu âm (-)

0

Chẩn đoán bằng chụp TM

Loại trừ HKTM sâu

1-2

Điều trị HKTM sâu

Làm lại siêu âm trong 3-7 ngày

≥3 điểm

Điều trị HKTM sâu

Chẩn đoán bằng chụp TM

 

3.6.1    Cận lâm sàng thích hợp để đánh giá toàn thân
•    Công thức máu
•    Tốc độ máu lắng (ESR)
•    Đường huyết 
•    AST, ALT
•    Creatinin máu 
•    Albumin
•    TSH
•    Ion đồ 
•    TPTNT
3.6.2    Các cận lâm sàng đặc hiệu 
•    Phù cấp: D-Dimer, siêu âm mạch máu chi dưới (nếu D-Dimer tăng hoặc nghi HKTMS)
•    Tuổi > 45: siêu âm tim (loại trừ tăng áp phổi, suy tim)
•    Nếu theo dõi bệnh tim: ECG, siêu âm tim, XQ ngực, BNP
•    Nếu theo dõi bệnh gan: AST, ALT, Bil TP, ALP,  Prothrombin Time, Albumin máu 
•    Nếu theo dõi bệnh thận: TPTNT, cặn lắng, lipid máu 
•    Nếu theo dõi bệnh ác tính: CT bụng/ chậu 
•    Nếu có ngưng thở khi ngủ: nghiên cứu giấc ngủ, siêu âm tim 
•    Phù bạch huyết: CT bụng/ chậu 
•    Thuốc gây phù: xem xét giảm liều hoặc thay đổi thuốc
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Phù Chân_K07
  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Tổng quan
  • Nguyên nhân của phù chân
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Yếu tố thúc đẩy và làm phù chân nặng lên
  • Yếu tố làm giảm phù chân
  • Khám thực thể
  • Cận lâm sàng
  • Phương pháp điều trị
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiếp cận triệu chứng ho_R05

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dự phòng nhiễm HCV

    2855/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    11. ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER CÔNG SUẤT THẤP

    54/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ung thư vòm mũi họng
    116
    Hỏi bệnh

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space