Bài làm
1. CÓ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SAU:
1.1Vấn đề sức khỏe mới:
-Đau cả đầu, đau âm ỉ và tăng dần khoảng 5-6 ngày nay. Đau không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
-Hiện đau dữ dội vùng trán, đỉnh => dễ cáu bẩn, khó chịu.(Nặng ngực, ngộp nơi đông người)
-Mất ngũ
-Không sốt.
1.2 Vấn đề sức khỏe đã có:
-Đau ½ đầu 6 năm, tái đi tái lại.
-Uống thuốc nhiều đợt nhưng vẫn tái phát ( thỉnh thoảng trung bình 3-4 cơn/ tháng)
-Đã có nhiều chẩn đoán : + Thiếu máu não.
+ Đau đầu Migrain.
1.3Trạng thái tinh thần :
-Luôn trong trạng thái căng thẳng;
-Con một;
-Nghề nghiệ: thu nhập thấp, có thể mất việc;
-Về gia đình: con còn nhỏ;
-Chồng kỹ sư xây dựng, công việc không ổn định;
-Gia đình neo người, cần chăm sóc.
1.4Lối sống :
-Không giao tiếp, không chia sẽ.( Có tính cách kép kín )
-Không tập thể dục.
1.5 Cận lâm sàng:
Chụp CT scan não bình thường.
Đo điện não đồ thiểu năng tuần hoàn não.
Qua tổng hợp các vấn đề sức khỏe của BN nghĩ nhiều đến:
Trầm cảm lo lắng/ đau đầu Migraine.
II. LẬP KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE:
-Sau khi đã xác định vấn đề sức khỏe BN => cần có chiến lược điều trị chăm sóc thích hợp cho BN dựa trên nguyên tắc y học gia đình.
2.1Chăm sóc toàn diện :
-Chăm sóc hướng BN, phân tích và xứ lý các vấn đề sức khỏe ( Sinh học-Tâm lý –Xã hội).
a/ Điều trị sinh học:
+ Điều trị giảm đau.
- Điều trị cắt cơn đau nhóm Ergotamine Tartrate hoặc nhóm Triptan ( Eletriptan ). Có thể kết hợp với các thuốc giảm đau thuộc nhóm không Steroid, hay Dogmatin, D
-Mg B6
+ Điều trị trầm cảm :
-Kết hợp các nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng ( Amitryptilin)
-Các loại thuốc an thần đông y
b/ Tâm lý:
=> Nhằm hổ trợ, hướng dẫn giải quyết các vấn đề mà BN lo lắng gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và kết quả điều trị.
•Hướng dẫn BN cách sắp xếp việc cơ quan và việc gia đình cho phù hợp ( Lên lịch hàng tháng, tuần hay ngày => Cố gắng thực hiện )
•Nên thay đổi lối sống : chia sẽ tâm tư tình cảm với chồng ( Tạo điều kiện cho chồng hiểu công việc của mình hơn, cùng gánh vác ) Chia sẽ với đồng nghiệp tìm phương hướng giải quyết, tránh đưa vào tình trạng bế tắc.
-Tập thư giản, tập thể dục như đi bộ, tập dưỡng sinh, tập Yoga.
- Tạo mối quan hệ cởi mở với bạn bè, giao lưu với mọi người xung quanh (hàng xóm)
•Hướng dẫn chế độ ăn : Cần thực hiện chế độ ăn nhiều rau, quả, thịt cá.Hạn chế chất kích thích như cà phê, thức ăn nhiều gia vị.
•Chế độ giấc ngủ phải phù hợp, tránh thức đêm làm việc ( đúng giờ phải ngũ )
c/ Gia đình và Xã hội:
-Tư vấn cho gia đình (Sắp xếp mời chồng cùng đi khám bệnh) biết về tình trạng bệnh và cách theo dõi diễn tiến của bệnh cùng hổ trợ BN giúp giải tỏa lo lắng và an tâm điều trị.
- Lập hồ sơ bệnh án cho gia đình ( mẹ ruột bị tiểu đường và liệt ½ người và mẹ chồng suy thận nhẹ).
- Mua BHYT nhờ cùng chi trả.
2.2 Chăm sóc liên tục : theo dõi, điều trị dự phòng tái phát. Tạo hộp thư thông tin liên lạc.
a/ Lập phiếu hẹn có kế hoạch tư vấn, theo dõi điều trị bệnh .
b/ Điều trị dự phòng : Dihydroergotamine (Tamik ) có thể phối hợp với các thuốc có tác dụng giãn mạch não thuộc nhóm chẹn ion Ca (Flunarizin).
Mục đích làm giảm về cường độ cũng như tần số cơn đau, thưa dần và tiến đến cắt cơn hoàn toàn, tránh tái phát .
2.3Phối hợp chăm sóc y tế : Phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh, trao đổi về tâm lý, về tình trạng bệnh => Hướng giải quyết tốt cho BN.
2.4Giáo dục sức khỏe : Động viên và trấn an BN cùng gia đình, tạo môi trường sống trong lành, cởi mở với cộng đồng với mọi người xung quanh, chia sẽ cùng tìm kiếm và hổ trợ./.
|