Bài làm
Câu hỏi 1:
-Vấn đề sức khỏe của BN:
+ BN nữ 30 tuổi chưa từng có thai lần nào đến khám vì thử quickstick (+).
+ Kinh nguyệt không đều.
+ Có chụp X- quang khi nhổ răng cắm cách 2 tuần ảnh hưởng đến thai ?.
+ Bn nghi ngờ quickstick dương tính giả nên yêu cầu BS làm siêu âm để chấn đoán thai.
-Do Bn cũng đã lớn tuổi, chưa từng có thai nên vấn đề có thai đối với BN là một niềm vui lớn và đều này thể hiện rất rõ ở BN có biểu hiện rất là lo lắng như:
+ Thử quickstick có dương tính giả không? Dù dương tích thì mức độ có thai đạt được là bao nhiêu phần trăm?.
+ Do Bn kinh nguyệt không đều nên khi thử quickstick (+), cũng không biết thai ( nếu có ) được mấy tuần, kèm theo đó BN lại có chụp x-quang nhổ răng cách thử thai 2 tuần vậy bn muốn biết chụp x-quang có ảnh hưởng đến thai hay không?, ảnh hưởng đến cở nào , có thể phải bỏ thai không!!!.
+ Vì nghi ngờ như vậy nên BN xin siêu âm để chẩn đoán thai.
+ Bên cạnh đó cũng có nỗi lo như: vì lớn tuổi nên vì một lý do nào đó buộc phải bỏ thai thì hậu quả về sau rất lớn như có thể vô sinh….đó là điềm bất hạnh lớn nhất.
Diễn giải:
-Giải thích các trường hợp gặp phải dương tính giả khi thử test Quicktick:
+ Đọc kết quả quá thời hạn quy định > 05 phút ( bình thường ≤ 5 phút).
+ Có những bệnh lý khác, sinh ra HCG luôn hiện diện trong cơ thể : Ung thư tế bào nuôi, U tân sinh không thuộc tế bào nuôi, rối loạn nội tiết
+ Sử dụng các thuốc, hóa chất hoặc thức ăn có ảnh hưởng đến kết quả (Gonadotropin, Pregnyl, AFP…) .
-Nếu Bn không rơi vào các trường hợp trên ( không dương tích giả ) và siêu âm xác định là bn có thai ( siêu âm phát hiện thai khi thai đã được khoảng trên 4 tuần ), vậy thì thai được mấy tuần tuổi và vấn đề chụp x- quang có ảnh hưởng thai hay không?
+ Do bn kinh nguyệt không đều nên rất khó xác định ngày thụ thai, nhưng khi đến khám bn đã thử quickstick và xác định rỏ là dương tính ( 2 gạch ), điều này đồng nghĩa với việc là thai ít nhất cũng đã trên 2 tuần ( vì khi thử nếu thụ thai từ 7 – 14 ngày thì các gạch trên que thử thể hiện thường không rỏ: 1 gạch rỏ và 1 gạch mờ mờ không rỏ) . Ngoài ra nếu siêu âm xác định là bn có thai ( siêu âm phát hiện thai khi thai đã được khoảng trên 4 tuần ) thì thai đã được 4 tuần tuổi. Vậy thì khi chụp x- quang để nhổ răng thì Bn đã có thai, Vậy thì thai nhi có bị ảnh hưởng bởi tia x- quang không?. Tôi nghĩ rằng rất khó xãy ra vì những lý do sau:
•Bn chụp x- quang răng: nên khi chụp thì đầu ngữa và góc tia x đi qua không qua thai nhi, khác với khi chụp x quang tim phổi hoặc cột sống thì tia đi qua thai nhi.
•Theo BS Phạm Tuyên: Trong quá trình mang thai, liều xạ tự nhiên mà chúng ta phơi nhiễm từ mặt trời và trái đất khoảng 100 millirad (1 rad = 1.000 millirad).
Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra, vì các loại X-quang dùng trong chẩn đoán y khoa thường không phát tia X vượt quá 5 rad. Nếu mẹ phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, bé sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng học tập hoặc có bất thường ở mắt. Nguy cơ dị tật thai nhi có thể tăng đáng kể nếu mức độ phơi nhiễm trên 15 rad.
Trường hợp thai phụ chụp X-quang răng, mỗi lần nhiễm liều xạ chỉ 0,0001 rad. Tức mẹ chụp khoảng 50.000 lần, thai nhi mới nhiễm xạ tích lũy 5 rad.
Nếu mẹ chụp X-quang ngực, ước tính liều phơi nhiễm của thai nhi là 0,00007 rad. Do vậy, nếu mẹ mang thai và lỡ chụp X-quang thì cũng không cần phải lo lắng thai nhi dị tật vì mức độ phơi nhiễm tia X rất thấp. Ngay cả chụp CT lồng ngực 10 lát cắt, người chụp chỉ phơi nhiễm có 0,1 rad.
+ Mặc dù trên lý thuyết x- quang không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng do thai phụ đã lớn tuổi, do đó phải theo dỏi sát sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật có thể gặp phải trong quá trình phát triển của thai đối với những thai có mẹ lớn tuổi như Down…. Tốt nhất là khám thai định kỳ theo lịch khám thai được khuyến cáo.
Câu 2:
-Khi thử thai lần 2 ( + ) ( sau khi đã loại trừ những bệnh lý làm HCG luôn hiện diện trong cơ thể có thể làm quickstick (+) giả) . Thì lúc này có thể nghĩ là Bn đã có thai, kết hợp với những giải thích trên thì vấn đề còn lại lúc này là hưởng dẫn Bn nên khám theo dỏi thai định kỳ tại các cơ sở y tế cụ thể như sau:
Lịch khám thai định kỳ đối với một thai kỳ bình thường:
- 3 tháng đầu khám thai 1 lần
- 3 tháng giữa khám thai 1 lần
- Tháng thứ 7, 8 mỗi tháng khám 1 lần
- Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần
- 1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần.
Cụ thể lưu ý những mốc thời gian quan trọng như sau:
•6 – 8 tuần:
+ Khám sức khỏe tổng quát sản phụ.
+ Đo chiều cao tử cung xem thai nhi có phát triển bình thường không.
+ Làm các xét ngiệm cân lâm sàng cân thiết như : nhóm máu, yếu tố Rh, và cá xét nghiệm tầm soát bệnh lý khác như : VGSV, bệnh LTQĐTD, rubella, thận .…
•11 – 14 tuần:
+ Là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v…
+ Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc dò nước ối vào tuần thứ 17 – 18 của thai kỳ để chuẩn đoán bệnh. Siêu âm giai đoạn này cũng giúp phát hiện 1 số dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi …
•22 – 23 tuần
Mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.
•31 – 32 tuần
Tại thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất..., nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v
•35 – 36 tuần
Siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn …Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai.
Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.
-Tư vấn cho bà mẹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các bà bầu.
-Tư vấn về chế độ sinh hoạt, học tập, nghĩ ngơi hợp lý.
-Có chế độ tập thể dục riêng, phù hợp cho các sản phụ.
-Khi có nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh phải theo hướng dẩn của thầy thuốc, nên tránh những thuốc gây ảnh hưởng đến thai.
-Không dùng những chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt…trong thời gian mang thai.
-Tư vấn chủng ngừa uốn ván trong thai kỳ.
|