Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị cụ thể

(Trở về mục nội dung gốc: 5169/QĐ-BYT )

Hướng dẫn này bao gồm các phác đồ điều trị nhiễm Chlamydia không biến chứng cho người lớn, vị thành niên (10-19 tuổi), người nhiễm HIV, các quần thể đích (người mại dâm, nam có quan hệ đồng giới, người chuyển giới); điều trị và dự phòng viêm kết mạc do Chlamydia ở trẻ sơ sinh.
3.2.1. Nhiễm Chlamydia sinh dục - tiết niệu không biến chứng
- Có thể lựa chọn một trong những phác đồ ưu tiên sau:
+ Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.
+ Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
- Hoặc một trong các phác đồ thay thế sau:
+ Tetracyclin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Ofloxacin 200-400mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Lưu ý: Không sử dụng doxycyclin, tetracyclin, ofloxacin cho phụ nữ mang thai.
3.2.2. Nhiễm Chlamydia hậu môn - trực tràng
- Lựa chọn phác đồ theo thứ tự ưu tiên:
+ Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
+ Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.
- Áp dụng cho các trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhiễm Chlamydia hậu môn - trực tràng và cả những trường hợp nghi ngờ nhiễm sinh dục và hậu môn - trực tràng (theo khai thác tiền sử quan hệ tình dục đường hậu môn).
3.2.3. Nhiễm Chlamydia ở phụ nữ có thai
Các thuốc được lựa chọn ưu tiên theo thứ tự: azithromycin, amoxicillin, erythromycin.
- Azithromycin 1g, uống liều duy nhất.
- Amoxicillin 500mg, uống 3 lần/ngày trong 7 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
3.2.4. Bệnh hột xoài (LGV)
- Ở bệnh nhân vị thành niên và người trưởng thành mắc bệnh hột xoài, ưu tiên lựa chọn phác đồ theo thứ tự:
+ Doxycyclin 100mg uống 2 lần/ngày trong 21 ngày. Doxycyclin không dùng ở phụ nữ mang thai.
+ Azithromycin 1g uống 1 lần/tuần trong 3 tuần.
- Khi cả 2 loại trên đều không thể sử dụng thì thay thế bằng Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.
3.2.5. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
- Lựa chọn phác đồ điều trị theo thứ tự ưu tiên:
+ Azithromycin uống 20mg/kg/ngày, 1 lần/ngày trong 3 ngày
+ Erythromycin uống 50mg/kg/ngày chia 4 lần/ngày trong 14 ngày.
Lưu ý: Erythromycin có nguy cơ gây hẹp môn vị ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên ở một số cơ sở không có azithromycin dạng hỗn dịch, erythromycin có thể được cân nhắc sử dụng và cần phải theo dõi chặt chẽ.
- Dự phòng viêm kết mạc mắt do Chlamydia và lậu cho tất cả trẻ sơ sinh. Lựa chọn một trong các phác đồ sau (cho cả 2 mắt, ngay sau khi sinh):
+ Mỡ tra mắt tetracyclin hydrochlorid 1%
+ Mỡ tra mắt erythromycin 0,5%
+ Dung dịch povidon iod 2,5% (dung môi nước)
+ Dung dịch bạc nitrat 1%
+ Mỡ chloramphenicol 1%
Lưu ý: Lựa chọn thuốc tra mắt phụ thuộc vào giá thành và tình hình kháng thuốc erythromycin, tetracyclin và chloramphenicol tại địa phương. Cần tránh chạm vào mắt trong khi tra thuốc. Dung dịch povidon iod dung môi cồn không được khuyến cáo sử dụng.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202402035169_QD-BYT_494083.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 5169/QĐ-BYT

  • Nguyên tắc điều trị
  • Điều trị cụ thể
  • Theo dõi
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    AMLODIPIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số loại vaccin để chủng ngừa uốn ván

    thai sản.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Những yếu tố thúc đẩy

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    U mềm lây
    Phòng bệnh
    FENTANYL
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space