Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 5

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

Câu hỏi 1: anh chị là bác sĩ trực phòng khám của khoa khám bệnh viện quận/huyện. Theo bạn, với vai trò bác sĩ điều trị, bạn sẽ thực hiện (đề nghị thực hiện) các can thiệp nào cho bệnh nhân này ?

Tư vấn cho bệnh nhân về tia X với thai nhi:

Tia X là dạng bức xạ và có thể ảnh hưởng đến thai kỳ tùy vào nồng độ tác dụng, tuổi thai và thời gian tiếp xúc.

Tia X có thể kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ. Theo Ủy ban kiểm sóat về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi nhiễm liều bức xạ từ 2- 6 rads. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ > 5 rads.

Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đóan, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai.

Tia X dùng trong chẩn đoán y khoa hầu như không làm gia tăng tỉ lệ di tật bẩm sinh thai nhi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hiểu rằng ngay cả những thai kỳ hoàn toàn không tiếp xúc với tia X vẫn có 1 tỉ lệ nhỏ bất thường (khoảng 1/800 trường hợp), vì vậy khi mang thai bệnh nhân cần phải khám thai định kỳ để được tầm soát và chẩn đoán những bất thường thai nhi

Chụp X-Quang có khả năng gây dị tật thai. Mức độ và khả năng dị tật phụ thuộc vào cường độ tia (số lần chụp, vị trí chụp). Bệnh nhân chụp một lần và chụp vị trí hàm răng (không phải bụng, hông) nên nguy cơ dị tật là có nhưng không cao.

 

Câu 2: nếu xét nghiệm quickstick lại dương tính khi thử lại tại phòng khám, anh chị sẽ xử trí như thế nào?

Khi xét nghiệm quickstick dương tính thì tư vấn thai phụ khám thai định kỳ:

Lịch khám thai định kỳ

Theo quy định của Bộ Y Tế, một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ thì phải là 07 lần đối với một thai kỳ bình thường. Những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, sinh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với bà bầu. Khám thai không chỉ giúp bác sĩ nắm vững thông tin sức khỏe của mẹ và bé mà còn bổ sung các điều cần thiết cho mẹ trong quá trình dưỡng thai, chuẩn bị “mẹ tròn con vuông”.

Lịch khám thai cụ thể:

3 tháng đầu khám thai 1 lần

3 tháng giữa khám thai 1 lần

Tháng thứ 7, 8 mỗi tháng khám 1 lần

Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần

1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần

Xét nghiệm đặc biệt mẹ cần biết

Để kiểm tra sức khỏe của mẹ, tình trạng phát triển thai nhi, bao gồm cả chuẩn đoán về những biến chứng và bất toàn ở bào thai, trong quá trình thai nghén có thể mẹ bầu sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm đặc biệt. Dù hầu hết mẹ bầu đều rất căng thẳng khi không may nằm trong nhóm nguy cơ phải làm các xét nghiệm này, nhưng nên biết rằng, đây là cách hiệu quả giúp bác sĩ dự liệu các tình huống có thể xảy ra, từ đó can thiệp cần thiết và tốt nhất cho thai kỳ của bạn.

 Xét nghiệm tầm soát

Đây là những xét nghiệm dùng để tầm soát những khả năng khác nhau về dị tật thai nhi. Nếu xét nghiệm chỉ ra nguy cơ cao thì người mẹ phải làm thêm xét nghiệm chẩn đoán để xác định hoặc loại bỏ vấn đề đó. Thường bao gồm các xét nghiệm:

- Siêu âm xuyên gáy. Nhằm đánh giá nguy cơ thai nhi dị tật, như hội chứng Down hay bệnh tim bẩm sinh, được thực hiện vào giai đoạn từ 11 – 14 tuần tuổi.

- Tầm soát huyết thanh. Một mẫu máu của thai phụ được lấy ở tuần thứ 16 để đo mức độ trong huyết thanh của 3 chất estriol, hCG, AFP. Kết quả được đánh giá liên quan đến tuổi của mẹ để xem thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Nếu nguy cơ cao người mẹ sẽ phải chọc dò ối để xác định chẩn đoán.

- Xét nghiệm AFP. Xét nghiệm này được thực hiện căn cứ vào hàm lượng alpha-fetoprotein trong máu thai phụ để chẩn đoán các dị tật thai nhi như nứt đốt sống, não úng thủy, hội chứng Down v.v…

Xét nghiệm chẩn đoán

Được dùng để xác nhận dị tật thai nhi sau khi những xét nghiệm tầm soát và siêu âm đã kết luận thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao. Xét nghiệm chẩn đoán chính gồm chọc dò ối và lấy mẫu màng nhau (CVS).

- Chọc dò ối. Do nước ối chứa nhiều tế bào từ da và những cơ quan khác của bé nên có thể dùng để chuẩn đoán bệnh của bé bằng cách lấy 1 ít nước từ tử cung ra để thử. Xét nghiệm này thường được chỉ định với mẹ bầu trên 37 tuổi, hoặc sau xét nghiệm tầm soát huyết thanh, hay sau khi siêu âm vùng gáy cho thấy có nguy cơ nào đó. Đây là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện những thông tin quan trọng để bác sĩ xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai kỳ như rối loạn chuyển hóa do không có hoặc thiếu men, nguy cơ thiếu oxy ở bào thai, chỉ số suy thai, những bất thường của cấu trúc nhiễm sắc thể v.v…

- Lấy mẫu màng nhau (CVS). Xét nghiệm này thường được chỉ định với những mẹ bầu có thai nhi bị nghi mang hội chứng Down, hay có những bất thường về huyết sắc tố, bệnh hồng cầu liềm, bất thường chuyển hóa, bất thường gen như xơ nang, bệnh ưa chảy máu, teo cơ, chứng co giật Huntington do khiếm khuyết ở hệ thần kinh trung ương v.v…

Ngoài ra còn có các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc dò cuống rốn dùng để phát hiện tình trạng thiếu máu ở thai nhi, tình trạng nhiễm trùng mang bệnh sởi, toxoplasma, mụn rộp, thai chậm phát triển v.v…, siêu âm màu được thực hiện khi thai nhi trong có vẻ nhỏ hơn tuổi thai hay không phát triển nhanh như bình thường, đếm nhiễm sắc thể để xác định các bất thường về di truyền ở bào thai v.v…

Tóm lại, bằng việc tuân thủ chặt chẽ lịch thăm khám tiền sản, cũng như có những can thiệp chuyên khoa kịp thời khi thai kỳ phát sinh vấn đề, quá trình mang thai và sinh nở của chị em cũng sẽ an toàn hơn. Hiểu biết và chủ động đối phó rủi ro sẽ giúp mẹ bầu và các y bác sĩ cùng duy trì 1 thai kỳ khỏe mạnh, từ đó an tâm chào đón bé yêu sau 40 tuần thai nghén đầy vất vả.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Thông tin chung

    4038/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc đặt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Lợi ích (Benefit)
    Giai đoạn hưng cảm
    Điều trị đau
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space