Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 6

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

1. Những đề nghị cần thực hiện các can thiệp cho bệnh nhân này như sau :

 Với các dữ kiện trên ta thấy những vấn đề chính là:

- Vấn đề Sinh học: 

Cần xác định có phải đây là  mang thai lần đầu? vì cô này có  quickstick(+)

Do cô này có chu kỳ kinh không đều, không nhớ ngày kinh chót  => nên có thể cho chỉ định Siêu âm thai nhằm xác định:

+ Xác định có thai, số thai(một thai, hoặc song thai) vị trí túi thai(trong lòng tử cung),

+ Tuổi thai: siêu âm ước tính tuổi thai(thai tuần 5-6: kích thước túi thai MDS), kích thước phôi thai  CRL= chiều dài đầu - mông(thai 7 – 12 tuần)

+ Tim thai: có thể  ghi nhận hoạt động tim thai tùy sieu âm ngả âm đạo hoặc ngả bụng.

+ Dự đoán ngày sinh

- Vấn đề Tâm lý: là vấn đề chính chủ yếu ở bệnh nhân này

Cô này có vấn đề tâm lý

+ Muốn biết rằng thai lần này có bị ảnh hưởng xấu bởi tia x quang hay không?

+ Đồng thời cô ta yêu cầu bác sĩ chỉ định làm siêu âm để chẩn đoán thai. 

Vì vậy cần được tư vấn về trường hợp nếu lỡ chụp x-quang khi không biết có thai. Thông tin cho cô này đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ là Rad. Trong quá trình mang thai, có thể bị phơi nhiễm từ liều xạ tự nhiên từ mặt trời và trái đất khoảng 100 millirad. Ngoài ra còn có các nguồn nhân tạo từ các thiết bị điện tử như lò vi sóng hay ti-vi. Tuy nhiên, các nguồn bức xạ này rất nhỏ nên không đủ liều gây hại. Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra. Khuyên bệnh nhân này  chớ lo lắng vì các loại X-quang dùng trong chẩn đoán y khoa thường không phát tia X-ray vượt quá 5 rad

 

Trong trường hợp nếu mẹ phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, bé sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng học tập hoặc có bất thường ở mắt. Nguy cơ dị tật thai nhi có thể tăng đáng kể nếu mức độ phơi nhiễm trên 15 rad.

Trong khi chụp X-quang răng, mỗi lần nhiễm liều xạ chỉ 0,0001 rad. Tức mẹ chụp khoảng 50.000 lần, thai nhi mới nhiễm xạ tích lũy 5 rad.

Do vậy, nếu bệnh nhân mang thai và lỡ chụp X-quang thì không nên lo lắng thai nhi dị tật vì mức độ phơi nhiễm tia X rất thấp. Ngay cả chụp CT lồng ngực 10 lát cắt, người chụp chỉ phơi nhiễm có 0,1 rad. 

Dù nguy cơ từ chụp X-quang đối với thai nhi là tương đối  thấp, nhưng với tư cách là người điều trị các bác sỹ vẫn phải thường xuyên khuyên thai phụ không nên chụp X-quang nếu không cần thiết , khi có thai luôn cân nhắc lợi ích và tác hại khi chụp x-quang cho mẹ. lợi ích lớn hơn tác hại thì thực hiện

Và việc chụp X-quang để chẩn đoán một bệnh đặc biệt nào đó, cần tư vấn kỹ càng ở bệnh nhân  này  không nên quá lo lắng vì lượng xạ mà thai nhi  nhiễm tia nằm trong giới hạn an toàn. Khi chụp, cần nhắc bác sỹ hay kỹ thuật viên là bạn đang có thai để được che chắn đúng. Bạn sẽ được che chắn bụng bằng một áo chì nhằm hạn chế phơi nhiễm tia xạ cho thai nhi.

Vấn đề xã hội: cũng cần được quan tâm do cần đươc hỗ trợ từ nhiều phía

ở bệnh nhân này do tâm lý bệnh nhân không được vững vàng nên vấn đề tuyên truyền giải thích liều hại của tia xạ với những người thân trong gia đình và những người chung quanh là vấn đề cũng cần đặt ra

 

2.  Nếu xét nghiệm quickstick lại dương tính khi thử lại tại phòng khám, anh chị sẽ xử trí như thế nào?

- Khi xác định có mang thai: Xét nghiệm Quickstick (+) có thể  xem đây là trường hợp mang thai lần đầu, nên cần tư vấn cho cô này biết cách đi khám và theo dõi, chăm sóc thai sản phù hợp

+ Cần thực hiện Siêu âm sản phụ khoa để xác định tình trạng mang thai, tuy nhiên thử que sẽ (+) sớm hơn là siêu âm, có thể chưa thấy túi thai dù quiskstick (+). 

Siêu âm qua ngả âm đạo có thể quan sát  túi thai từ  4 – 4,5 tuần tuổi còn siêu âm ngả bụng chỉ quan sát được khi túi thai 5 tuần.

+ Nếu siêu âm phát hiện túi thai: Lưu ý chẩn đoán tuổi thai và tính ngày dự sanh: nhất là khi cô này không nhớ rõ kỳ kinh chót, không có kinh, kinh không đều…nhưng cần theo dõi thai kỳ để  tính tuổi thai được chính xác hơn, và lưu ý việc dự đoán ngày sanh sát hơn vào những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được thai suy dinh dưỡng trong tử cung.

+ Khám tổng quát cô này  để  phát hiện những bệnh lý kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết  áp…từ đó sẽ tư vấn có nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai cho các lần khám kế tiếp.

+ Lưu ý phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích hợp.  

+ Thực hiện các xét nghiệm khám tầm soát khi mang thai: XN HIV, VDRL, HbsAg, HbeAg, Đường huyết, TPTNT

- Tư vấn lịch khám thai 

Lịch khám thai định kỳ đối với một thai kỳ bình thường:   

3 tháng đầu khám thai 1 lần.    

3 tháng giữa khám thai 1 lần.    

Tháng thứ 7,8 mỗi tháng khám 1 lần.    

Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần.    

1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần.  

-Hẹn Chích ngừa VAT

-Tư vấn chế độ dinh dưỡng, làm việc, vấn đề quan hệ vợ chồng sao cho phù hợp đối với  ngừời mang thai

-Tư vấn các chế độ về thai sản cho cô này biết để yên tâm sắp xếp lịch công tác và chế độ làm việc tại cơ quan 

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    dịch vụ ngoài giờ

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán và điều trị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    9. Rối loạn chức năng tiểu cầu
    Phân loại nạn nhân tại hiện trường
    Tham vấn ý kiến của 3 chuyên gia BSGD
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space