Bài làm
Câu hỏi 1: anh chị là bác sĩ trực phòng khám của khoa khám bệnh viện quận/huyện. Theo bạn, với vai trò bác sĩ điều trị, bạn sẽ thực hiện (đề nghị thực hiện) các can thiệp nào cho bệnh nhân này ?
Sinh học: xác định tình trạng có thai
-Thử que tại phòng khám
-Siêu âm xác định tình trạng thai vì bệnh nhân không nhớ ngày kinh chót.
Câu 2: nếu xét nghiệm quickstick lại dương tính khi thử lại tại phòng khám, anh chị sẽ xử trí như thế nào?
(1)Sinh học:
-Nếu chắc chắn có thai (quickstick (+) và siêu âm thấy có túi thai (phôi thai trong lòng tử cung): tư vấn dưỡng thai
-Nếu quickstick (+) nhưng siêu âm không thấy túi thai / phôi thai, có 2 trường hợp: (1) nếu siêu âm nội mạc tử cung dày, hẹn siêu âm 1 tuần sau đó; (2) nếu nội mạc mỏng và 2 phần phụ bình thường, có thể định lượng thêm β-HCG để loại trừ tình trạng thai ngoài tử cung.
(2)Tâm lý: nhấn mạnh việc chụp X-quang răng ít / không ảnh hưởng đến thai
-Chụp X-quang từng bộ phận (tay, chân, răng….), tia X không ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ sinh sản nên không có nguy cơ cho thai hoặc chỉ là nguy cơ rất thấp; nên trong trường hợp này bệnh nhân có thể yên tâm*.
-Nếu chụp X-quang vùng bụng, dạ dày, lưng dưới, vùng chậu … nguy cơ cho thai nhi sẽ cao hơn (chứ không phải 1000%)*.
-Dị tật thai nhi nói chung có thể do nhiều nguyên nhân: bất thường nhiễm sắc thể (từ cha/mẹ/cả hai), dinh dưỡng, di truyền, do tiếp xúc với tia xạ ... Do đó, chụp X-quang trong trường hợp này chỉ là một yếu tố nguy cơ gia tăng chứ không phải là nguy cơ chắc chắn bị dị tật.
-Hiện nay, với các phương pháp thăm dò và chẩn đoán tiền sản hiện đại có thể tầm soát và phát hiện sớm một số bất thường thai nhi. Do đó, nhấn mạnh việc khám thai định kỳ và nhấn mạnh những thời điểm tầm soát quan trọng mà bệnh nhân cần đến khám.
* Theo khuyến cáo của CDC
(3)Gia đình – xã hội:
-Vẫn có thể làm việc bình thường.
|