Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 3

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

1. Bệnh nhi bị bệnh kéo dài hơn 9 năm nên có nhiều vấn đề sức khỏe vì vậy phải giải quyết các vấn đề này một cách toàn diện .

Sinh học:

+ Hội Chứng Thận Hư Lệ thuộc corticoids từ 3 tuổi

+ Chịu biến chứng của việc điều trị corticoid (Chậm phát triền chiều cao , loãng xương, xẹp đốt sống L1-L2,đau cột sống thường xuyên

+ Nguy cơ cao xảy ra các biến chứng  khác:Suy tuyến thượng thận cấp,gãy xương bệnh lý do loãng xương, mắc nhiễm trùng cơ hội.

Tâm lý

+ Bệnh kéo dài từ nhỏ, lệ thuộc corticoids   phải dung thuốc lâu  sợ thuốc, dễ rối loạn tâm lý, trầm cảm, mặc cảm, khó hòa nhập với bạn bè

+ Khó khăn khi tham gia  học tập  -- > ảnh hưởng tâm lý trẻ thua kém bạn học

+ hạn chế vận động do đau nhức xương và do xẹp đốt sống 

Gia đình, xã hội

+ Gia đình mất nhiều thời gian để theo chăm sóc và điều trị

+ Lo lắng vì tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm, và các biến chứng xảy ra

+ Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn , động viên , hỗ trợ việc học tập cho bệnh nhân nhất là môn thể dục.

 

 

2. Chăm sóc toàn diện: bệnh nhân cần được theo dõi liên tục, và suốt đời

Sinh học:

+ Hội Chứng Thận Hư  lệ thuộc corticoids: cần xem xét đánh giá lại toàn bộ quá trình điều trị tại BV Nhi đồng , bệnh nhân có tuân thủ uống thuốc và tái khám đúng , đủ , đều hay không ? Tiếp tục điều trị, theo dõi HCTH theo phác đồ của BV Nhi Đồng.BSGĐ cần thảo luận kỹ với bác sỹ chuyên khoa thận của BV nhi đồng để cùng vạch ra một kế hoạch chăm sóc và điều trị cụ thể ,thảo luận về những biến chứng có thể xảy ra và cách xử trí ban đầu. Lịch tái khám cụ thể tại tram y tế và tại bệnh viện , chỉ định xét nghiệm theo phác đồ điều trị khi tái khám.

Ngoài điều trị corticoid cần xem xét thêm việc điều trị với cyclosporin, cyclophosphamide

+  Biến chứng của việc điều trị corticoid (Chậm phát triền chiều cao , loãng xương, xẹp đốt sống L1-L2,đau cột sống thường xuyên) điều trị với calci D 0,5g 

2 viên / ngày phối hợp với rocaltron 0,25 mcg/ ngày, giảm liều prednison đến mức thấp nhất có thể để giảm bớt biến chứng của corticoid

Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt , luyện tập giúp tránh teo cơ nếu bệnh nhân phải ngồi xe lăn kéo dài

+ Đề phòng các biến chứng khác  như: Suy tuyến thượng thận cấp ( khuyến cáo gia đình và bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc đột ngột) ,gãy xương bệnh lý do loãng xương ( không được chạy nhảy , leo trèo, vận động mạnh hoặc làm việc quá sức), nhiễm trùng cơ hội ( tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh cảm cúm, tập thể dục đều đặn, hợp lý nhằm tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể).

Tâm lý

+ Bệnh kéo dài từ nhỏ, lệ thuộc corticoids   phải dung thuốc lâu  sợ thuốc, trầm cảm , mặc cảm , khó hòa nhập với bạn bè. Bệnh  nhân cần được an ủi , động viên , chia sẽ bởi mọi người nhất là những người thân trong gia đình, những người bạn trong hội những bệnh nhân  hội chứng thận hư ….

+ Khó khăn khi tham gia  học tập -- > ảnh hưởng tâm lý trẻ thua kém bạn bè: cần có những đôi bạn học tập cùng giúp bệnh nhân nhân vượt qua những khó khăn trong học tập, giúp chép lại bài vở khi bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

 Xã hội

+ Gia đình: bệnh nhi và cha mẹ cần tuân thủ chế độ điều trị nội trú ở bệnh viện cũng như việc điều trị ngoại trú một cách nghiêm túc.

    + Cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ nhiều hơn , khuyến khích , động viên trẻ, tránh làm cho trẻ mặc cảm là gánh nặnh cho gia đình.

+ Nhà trường: phải thông báo cho nhà trường biết tình trạng bệnh tật của bệnh nhân để nhà trường có kế hoạch hổ trợ học tập, miễn tập những bài tập thể dục mạnh, phân công các bạn cùng lớp giúp đỡ bệnh nhân học tập

Câu 2

Điều phối  mạng lưới chăm sóc : Do bệnh nhân này mắc bệnh mãn tính , phức tạp cần theo dõi liên tục, và suốt đời vì vậy người Bác sĩ gia đình phải có kế hoạch điều phối nguồn lực hợp lý, hợp tác với mọi tình nguyện viên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh.

Điều phối mạng lưới chăm sóc:  

1. Điều dưỡng: 

2. Trợ giúp tại nhà: Người bệnh mới 12 tuổi,  trong giai đoạn phải ngồi xe lăn, cần có người trông nom về các mặt sinh hoạt tại nhà(vệ sinh, ăn uống, tự phục vụ thay y phục,…)

3. Chuyên khoa dinh dưỡng: hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhi này để làm giảm nhẹ các vấn đề sức khỏe này và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống

4. Vật lý trị liệu:Bệnh nhi này thường xuyên đau lưng do loãng xương, xẹp đốt sống L1-L2; bên cạnh trị liệu dùng thuốc giảm đau thông thường vai trò chuyên gia vật lý trị liệu góp phần luyện tập, phục hồi chức năng, giảm đau

5. Vai trò của BSGĐ : 

 + Tổ chức giao tiếp và tổng hợp ý kiến của nhiều thành viên từ đó có kế hoạch và thực hiện tốt việc điều trị, theo dõi, chăm sóc bệnh nhi này.

+ Xin ý kiến chuyên khoa những thời điểm cần thiết trong quá trình theo dõi, điều trị  bệnh để kịp thới phát hiện biến chứng sớm như suy thận mạn , Cần nắm rõ và trao đổi với bs chuyên khoa thận về vấn đề sinh thiết thận để có được chỉ định điều trị đúng nhất.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • bài làm 11
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiếp cận một cách toàn diện

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Rối loạn động tác định hình

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    1.4. Dự phòng và nâng cao sức khỏe

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các rối loạn khác trên điện tâm đồ
    Hen phế quản
    Diễn tiến và tiên lượng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space