Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 6

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

Một bệnh nhân nam, 12 tuổi đến khám tại trạm y tế phường nơi bạn công tác. Bệnh nhân vừa xuất viện bệnh viện Nhi đồng cách đây một tuần. Bệnh nhân đã được chẩn đoán bị hội chứng thận hư lệ thuộc corticoid từ lúc 3 tuổi, được điều trị nhiều nơi và lần cuối cùng nhập viện tại BV Nhi Đồng. Bệnh nhi được BV Nhi Đồng chuyển về theo dõi tiếp tại trạm y tế của bạn.

Do dùng thuốc Corticoid kéo dài, bệnh nhi bị chậm phát triển chiều cao trầm trọng với chiều cao là 122 cm (-4 độ lệch chuẩn) và thường xuyên than đau ở cột sống. BS BV Nhi đồng đã chẩn đoán em bị loãng xương và hiện có xẹp đốt sống L1 và L2 và phải di chuyển bằng xe đẩy lúc ra viện.

Câu 1: Để chăm sóc toàn diện, bạn cần làm gì cho bệnh nhân này? 

-Để chăm sóc toàn diện cho BN cần phải xem lại tất cả hồ sơ bệnh, các kết quả xét nghiệm 

-Khám tổng quát cho BN, từ đó có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân :

Với cách nhận định như trên, sẽ giúp cho người thầy thuốc có cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc, đồng thời xác định được nhu cầu cơ bản của người bệnh, vấn đề nào cần quan tâm giải quyết trước và vấn đề nào giải quyết sau, tuỳ từng trường hợp bệnh nhân cụ thể và hướng dẩn người nhà BN để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh đi lại và vận động nhiều, giữ ấm cho bệnh nhân, ăn uống đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng.

-Cho bệnh nhân uống thuốc theo toa đầy đủ

-Các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt, huyết áp.

-Lượng nước tiểu trong ngày ( nhiều hay ít )

-Cân nặng.

-Tình trạng phù.

-Theo dõi tác dụng phụ của thuốc corticoid.

-Chăm sóc, dinh dưỡng và theo dỏi tình trạng loảng xương của BN

Giáo dục sức khoẻ:

-Bệnh nhân và gia đình cần biết về tình hình bệnh tật, tiến triển và biến chứng của bệnh.

-Biết cách phát hiện bệnh, dự phòng và điều trị.

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi:

-Bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại giường, kê đầu cao đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều và giai đoạn thiểu niệu.

-Giữ ấm cho bệnh nhân nhất là về mùa đông.

-Hạn chế vận động và đi lại khi còn phù nhiều.

Chế độ ăn uống:

-Bệnh nhân cần ăn nhạt, đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều, lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày.

-Ăn nhiều thịt cá nếu bệnh nhân không có ure máu cao, lượng protid đưa vào trong ngày khoảng 1 - 2 g/kg trọng lượng cơ thể. Tránh ăn các thức ăn có nhiều mỡ.

-Nước uống khoảng 300 - 500 ml/ngày cộng thêm với lượng nước tiểu trong ngày trong giai đoạn có phù nhiều.

-Ăn nhiều hoa quả tươi giàu sinh tố đặc biệt là sinh tố nhóm B, khi có tình trạng tăng K+ máu không nên ăn các thức ăn có nhiều K+ như cam và chuối.

-Năng lượng cần đưa vào trong ngày khoảng 1800 đến 2000 calo.

Vệ sinh cho bệnh nhân:

-Hằng ngày phải vệ sinh răng, miệng và tai mũi họng. Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm hay rửa bằng nước ấm tuỳ tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Móng tay và chân phải được cắt ngắn và sạch sẽ, tránh các vết gãi gây sây sát da, nhất là các nơi ẩm thấp dễ gây bội nhiễm.

-Vải trải giường, quần áo và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

-Phát hiện sớm các vết loét để điều trị cho bệnh nhân, như rửa bằng nước muối sinh lý, nước oxy già. 

Giáo dục sức khoẻ cho bệnh nhân và gia đình:

-Hướng dẫn cách phát hiện bệnh tật.

-Hướng dẫn cách vệ sinh răng, miệng và da cũng như cách ăn uống.

-Hưỡng dẫn cách lao động cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.

-Hướng dẫn cách uống thuốc và tái khám định kỳ.

-Hướng dẫn cách chữa trị các các ổ nhiễm trùng để đề phòng bệnh tật.

 

Câu 2: Để điều phối mạng lưới chăm sóc, hãy nêu những việc bạn sẽ làm, những cộng tác viên nào bạn sẽ liên hệ để chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhất trong trường hợp này

Điều dưởng tại Trạm Y tế phối hợp với Cộng tác viên ở khu phố theo dỏi và hướng người nhà bệnh nhân chăm sóc BN tái khám định kỳ để đánh giá toàn trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện kế hoạch chăm sóc và kế hoạch điều trị so với tình trạng lúc ban đầu, ghi nhận các thông tin và gửi lại cho Bác sĩ cụ thể như sau:

-Các dấu hiệu mạch, nhiệt, huyết áp và nhịp thở cũng như lượng nước tiểu có gì thay đổi so với ban đầu không?

-Đánh giá tình trạng phù có giảm hơn so với trước không?

-Cân nặng có giảm tương xứng với sự tăng lượng nước tiểu không?

-Các dấu hiệu khác phát sinh trong quá trình chăm sóc và điều trị.

-Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị về lâm sàng và xét nghiệm, đặc biệt là sự giảm về nồng độ protein niệu.

-Nhận định tình trạng chăm sóc, cách thức vệ sinh, vấn đề giáo dục sức khoẻ và điều trị xem đã đạt yêu cầu chưa, cần bổ sung kế hoạch chăm sóc và điều trị không?

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • bài làm 11
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    phân tích vai trò – lợi ích của yhgđ trong hệ thống y tế

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc kháng histamin:

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xử trí cấp cứu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Điều trị
    Tham khảo
    Phương pháp làm việc với hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi C07
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space