Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm bệnh trong dân số cao hơn so với các nước phát triển. Tại các nước phát triển như tại Mỹ, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người lớn khoảng 20 – 50%; chỉ số này có thể lên đến hơn 70 % ở hầu hết các quốc gia đang phát triển4. Nhiều giả thuyết được đưa ra như điều kiện môi trường sống chưa tốt, khả năng lây nhiễm cao giữa những thành viên sống cùng gia đình. Có thể nói, trẻ em đã có thể bị nhiễm ngay từ khi tuổi lên 105.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc trong dân số có thay đổi nhiều giữa các nghiên cứu liên quan do kỹ thuật khảo sát khác nhau. Tác giả Vương Tuyết Mai sử dụng test Elisa trên 528 người khỏe mạnh phát hiện tỷ lệ hiện mắc là 75,2%, nam nhiều hơn nữ, thay đổi giữa các địa phương. Đặc biệt có những trường hợp mắc ở trẻ 1-2 tuổi6. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người lớn miền Bắc hơn 70% cao hơn so với miền Nam hơn 50% 7. Trong một nghiên cứu của Lê Thọ (2014) về tỷ lệ nhiễm H. pylori tại Trung bộ (Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai) đã cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori chung cho trẻ em trong nghiên cứu này tới 40%8. Gần đây, theo Nguyễn Duy Thắng, tỷ lệ nhiễm H.p chung là 85,9%, trong khi tỷ lệ nhiễm H.p ở trẻ em dưới tám tuổi là 96.2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.p rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%2
Các nghiên cứu khác trong nước tập trung nhiều vào đối tượng đã có triệu chứng hoặc bệnh viêm lý dạ dày – tá tràng cho thấy bức tranh khác. Cụ thể tỷ lệ nhiễm H.Pylori ở đối tượng này giao động trong khoảng 60-80%9,10.
|