Bài làm
Câu 1: Để chăm sóc toàn diện, bạn cần làm gì cho bệnh nhân này?
1.1Tiếp nhận bệnh nhi, thăm khám toàn diện:
-Thu thập tất cả thông tin, hồ sơ thăm khám của bệnh nhi trước đây tại BV Nhi Đồng để lưu hồ sơ mới tại trạm.
-Khám toàn diện, đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhi khi đang điều trị với phác đồ của BV. Nhi Đồng.
-Khám cơ xương khớp: đánh giá mức độ loãng xương, mức độ xẹp đốt sống. Gửi bệnh nhi khám chuyên khoa (cơ xương khớp / thần kinh…) nếu y tế phường chưa có điều kiện về chuyên khoa nhằm đánh giá mức độ loãng xương, xẹp đốt sống và ảnh hưởng do hẹp đốt sống gây ra.
1.2Hướng dẫn điều trị và dự phòng,HCTH thiếu hụt cortisol
-phải điều trị prednison duy trì (liều lượng tùy theo giai đoạn bệnh nhi xuất viện):
-.Tấn công: 2mg/kg/ngày x 4-8 tuần đến khi tiểu đạm âm tính.
-.Duy trì: 1mg/kg/ngày x 6 tuần.
-.Củng cố: 0,5mg-0,15mg/kg/ngày uống 4 ngày/tuần x 4-6 tháng.
1.3Điều trị hỗ trợ để làm hạn chế các tác dụng phụ của corticoid:
-Bổ sung Vitamin D2, canxi và các yếu tố vi lượng để đề phòng loãng xương:
+ Vitamin D2: 1.200 – 2.000UI/ngày
+ Canxi: 30mg/kg/ngày
-Thử đạm niệu bằng que nhúng mỗi tuần 1 lần.
-Dặn bệnh nhi đến trạm khám lại khi có: sốt, đau bụng, phù lại; nước tiểu có đạm ≥ 2+ trong 3 ngày liên tiếp.
-Truyền huyết tương (plasma), albumin nếu albumin máu <10g/L.
-Giữ vệ sinh thật tốt, phòng ngừa nhiễm trùng.
-Giáo dục bệnh nhân biết về hội chứng thận hư: triệu chứng lâm sàng chính, triệu chứng tái phát lại, những biến chứng bệnh…. Nhận biết huyển tuyến đối với trường hợp tái phát hay biến chứng
1.4Tư vấn các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng corticoid kéo dài:
-Các tác dụng phụ có thể gặp: teo cơ, loét dạ dày, loãng xương, rối loạn tâm thần, tang huyết áp, đái tháo đường
-Khuyên người chăm sóc bệnh nhi theo dõi cân nặng, huyết áp, và đường huyết để phát hiện kịp thời các biến chứng do thuốc gây ra.
-Hạn chế biến chứng bằng cách: uống thuốc sau khi ăn, tuân thủ đúng liều thuốc mà bác sĩ điều trị đã kê toa. Nếu có tai biến xảy ra, ngưng thuốc và tái khám ngay.
1.5Chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp:
-Chế độ ăn lạt – hạn chế muối (ăn lạt tuyệt đối hay tương đối phụ thuộc vào mức độ phù của bệnh nhi)
-Bổ sung đạm đủ vitamin.qua khẩu phần ăn.
-Vận động phù hợp: đi bộ, tập thể dục theo hướng dẫn của nhân viên y tế chuyên khoa y học thể thao / vật lý trị liệu.
Câu 2: để điều phối mạng lưới chăm sóc, hãy nêu những việc bạn sẽ làm, những cộng tác viên nào bạn sẽ liên hệ để chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhất trong trường hợp này?
Hướng dẫn người nhà sẽ là công tác viên tốt nhất để theo dõi và chăm sóc:
-Chăm sóc tại nhà: điều dưỡng đến chăm sóc và ghi nhận việc thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bệnh, theo dõi việc sử dụng thuốc sau khi được nhân viên y tế tư vấn nhằm thu thập thông tin diễn tiến bệnh để có thể xử trí kịp thời.
-Vật lý trị liệu: tập vật lý trị liệu và hướng dẫn bệnh nhi và gia đình tập cho trẻ khi không có nhân viên ý tế. Theo dõi kết quả sau một thời gian nhất định.
Khám bệnhchuyên khoa :
- tại Bệnh viện Nhi Đồng nếu cần, theo thống nhất giữa BS Nhi khoa và BSGĐ
-Kết hợp thăm khám chuyên khoa khác: mời chuyên khoa dinh dưỡng, chuyện khoa cột sống (xương khớp), thần kinh
|