Bài làm
Câu 1/ Để chăm sóc toàn diện việc cần làm ở BN với góc độ là người BS Gia đìng ở tuyền Trạm Y tế cơ sở thì chỉ có những vấn đề là:
Giải thích rõ tình trạng bệnh hiện tại cho Mẹ bé cũng như những người thân trong gia đình biết.
Bệnh tình của trẻ có thể ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tương lai của trẻ.
Ta cũng chỉ có thể đánh giá mức độ suy thận của Bn qua test ACR.
Câu 2/ Điều phối mạng lưới chăm sóc…
Với tình trạng trẻ bị hội chứng thận hư lệ thuộc Corticoid mà đã có biến chứng thì khi chuyển về mạng lưới y tế cơ sở mà điển hình là Trạm y tế thì BSGĐ chúng ta sẽ có những phương pháp cũng như điều phối những cộng tác viện thực hiện như:
+ Tiếp tục thực hiện theo lịch tái khám của Bs tuyến trên duy trì hướng dẫn gia đình BN cần bé thực hiện các xét nghiệm định kỳ như:
-CTM, Ure, Creatinin.
-XN nước tiểu: Protein niệu, tế bào niệu, ure, Creatinin niệu. Mức lọc cầu thận
Ngoài ra còn hướng dẫn cho người nhà Bn về cách chăm sóc giữ gìn vệ sinh phòng chống nhiễm khuẩn ở da họng…Chế độ ăn uống…Tuy nhiên cần phải đảm bảo đủ acide amin cơ bản.
Về mạng lưới chăm sóc thì BSGĐ tại trạm y tế ngoài hướng dẩn trực tiếp bà mẹ cách chăm sóc cũng như cách theo dõi những biến chứng của Trẻ. Tuy nhiên cũng còn mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng sẽ liên hệ và bám sát Trẻ trong trường hợp bệnh đặt biệt nà và cũng cụ thể như phối hợp chính quyền địa phương để xem xét trường hơp bệnh tật trẻ để có chính sách hỗ trợ.
@@@@
Câu 1:
-Thuốc: bổ sung Canxi D uống mỗi ngày. Xem xét ngưng corticoide vì đã gây biến chứng ở xương (chậm phát triển chiều cao -4 độ lệch chuẩn, xẹp đốt sống), chuyển chuyên khoa Nội tiết để xem xét dùng thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân.
-Cho bé vận động, tránh nằm 1 chỗ.
-Băng nẹp đốt sống, hướng dẫn bệnh nhân tới Trung tâm phục hồi chức năng để được tư vấn và có chế độ luyện tập vật lý trị liệu phù hợp.
-Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi que nước tiểu buổi sáng để phát hiện bệnh tái phát.
-Khám mắt mỗi năm 1 lần để phát hiện biến chứng do corticoide.
-Hướng dẫn tái khám khi phát hiện tái phát (phù, thử que xanh liên tiếp 3 ngày…), sốt (nhiễm trùng), ói, tiêu chảy (dễ trụy mạch).
-Tư vấn tâm lý cho người nhà bệnh nhi được rõ về tình trạng bệnh nặng của con họ để họ có thể chuẩn bị sẵn tâm lý.
Câu 2:
-Phối hợp nhiều chuyên khoa:
+ Chuyên khoa nội tiết (BV Nhi đồng): đánh giá lại tình trạng bệnh, theo dõi và xem xét đổi thuốc cho bệnh nhân.
+ Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu: Điều trị biến chứng xẹp đốt sống, cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân.
+ Mắt: khám mắt mỗi năm 1 lần để phát hiện biến chứng mờ mắt của bệnh nhân.
-Người nhà bệnh nhi động viên, an ủi bệnh nhi tiếp tục kiên trì và tuân thủ điều trị để có 1 kết quả tốt nhất có thể.
|