Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tiếp cận chẩn đoán táo bón trẻ em

(Tham khảo chính: ICPC )

Tuổi và giai đoạn cuộc sống

Do tính đặc thù của triệu chứng táo bón có liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, trẻ nhỏ thường được ghi nhận táo bón tại 3 thời điểm.

Thời điểm trẻ tập ăn dặm. Tại thời điểm này, chế độ dinh dưỡng được chuyển từ dạng sữa lỏng sang dạng bột đặc. Thông thường tình trạng này gây lo lắng cho phụ huynh hơn là có những ảnh hưởng lên sức khỏe của bé.

Thời điểm trẻ tập đi phân độc lập. Đặc điểm của thời điểm này là trẻ chưa hiểu được thói quen của ruột, chưa biết được lúc nào có được cảm giác mắc cầu để có thể đi phân. Trong khi đó, phụ huynh lại buộc trẻ ngồi nhà vệ sinh tại những thời điểm trẻ không có cảm giác mắc cầu. Điều này gây ra ngộ nhận của người lớn là trẻ bị táo bón. Tình trạng này sẽ càng nặng lên nếu phụ huynh yêu cầu trẻ rặn, gây trĩ, nứt hậu môn và hơn nữa có thể gây tâm lý sợ đi cầu ở trẻ.

Thời điểm trẻ tập đi học. Khía cạnh tâm lý khi rời xa gia đình, tiếp xúc môi trường lạ, việc tập làm quen tự chủ vấn đề vệ sinh, điều kiện vệ sinh kém tại nhà vệ sinh công cộng… là những nguyên nhân gây ra tình trạng sợ đi cầu, táo bón đối với trẻ ở độ tuổi này.

Hỏi bệnh

Cần lưu ý hỏi:

  • Tiền căn gia đình
  • Giờ thải phân su (bệnh lý khi > 48 giờ sau sinh)
  • Lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng bón và những sự kiện xảy ra cùng lúc (thay đổi chế độ ăn, cho trẻ ngồi bô, đi học, đến trường…)
  • Số lần đi tiêu, tính chất phân
  • Chế độ ăn, thói quen ăn uống
  • Những dấu hiệu đi kèm (đau, ói, bán tắc ruột, tống xuất phân lỏng, nứt hậu môn, sa trực tràng, dính phân)
  • Phát triển cân nặng - chiều cao
  • Có nhiễm trùng tiểu đi kèm
  • Bối cảnh tâm lý xã hội (tình trạng học vấn, tình hình trong gia đình, tuổi lúc trẻ bắt đầu tập giữ sạch sẽ)
  • Các điều trị trước đây

Khám lâm sàng

Cần chú ý tìm:

  • Khám bụng: ứ hơi, sờ được cục phân
  • Khám hậu môn: vị trí của hậu môn, nứt hậu môn, sa hậu môn
  • Thăm trực tràng: có phân trong bóng trực tràng? Có đau hay hẹp trực tràng?
  • Khám tổng thể: tìm dấu hiệu suy dinh dưỡng

Cận lâm sàng

  • Không có xét nghiệm nào là thường quy cần thiết. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Chụp bụng không sửa soạn chỉ thực hiện để đánh giá độ ứ đọng phân nhằm để chứng minh khi cha mẹ hồ nghi, hoặc ở trẻ béo phì, hoặc ở trẻ không cho thăm khám trực tràng.
  • Có thể chỉ định một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân của táo bón thứ phát.
  • Chụp đại tràng có cản quang hoặc đo áp lực trực tràng khi nghi ngờ bệnh Hirschsprung.

  • Đại cương
  • Táo bón ở trẻ em là gì
  • Đặc điểm đi phân theo tuổi
  • Phân biệt táo bón cơ năng – thực thể
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán
  • Tiếp cận chẩn đoán táo bón trẻ em
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Điều trị
  • Hướng dẫn gia đình
  • Kết luận
  • Câu hỏi lượng giá
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn bài
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xử trí ong đốt ở trẻ em

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán và điều trị rong kinh rong huyết

    Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa phù là gì

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bệnh ménière
    Thuốc - chất kích thích
    Các thể rối loạn dáng đi điển hình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space