Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 8

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

Câu 1: Để chăm sóc toàn diện, bạn cần làm gì cho bệnh nhân này? 

Giải thích với cha mẹ hoặc người đỡ đầu của bệnh nhi hiểu bệnh Hội chứng thận hư nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn tới bệnh suy thận mạn. Đây là bệnh điều trị rất tốn kém (có thể chạy thận nhân tạo) nhưng cũng chỉ duy trì một thời gian, ngoại trừ tìm được người phù hợp cho thận nhưng cũng phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời và sức đề kháng suy giảm, người bệnh dễ nhiễm bệnh hơn so với người bình thường.

Đối với bệnh Hội chứng thận hư thuốc chủ trị là corticoid, trường hợp của bé lệ thuộc thuốc, do dùng thuốc kéo dài  9 năm (từ 3 tuổi đến 12 tuổi) nên không thể tránh được tác dụng phụ của thuốc và biểu hiện là bé chậm phát triển chiều cao do thuốc ức chế chất kích thích tăng trưởng (hoóc môn GH) và loãng lương làm cho trẻ đau cột sống do xẹp lún (L1 và L2), phải di chuyển bằng xe lăn.

Để giảm bớt tác dụng phụ trên cần điều trị loãng xương và giảm đau lưng cho trẻ.

Các phương pháp không dùng thuốc: 

Có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ Protein và khoáng chất, đặc biệt từ Canxi.

          Tăng hoạt động ngoài trời (tắm nắng), tập vận động ( bé chủ động vận động tại chỗ; hoặc có đôi khi bé cần phải nhờ người nhà hỗ trợ), đặc biệt tránh té ngã.

 

Phương pháp dùng thuốc:

          Dặn dò, hướng dẫn người chăm sóc bé nên  sử dụng các loại thuốc theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ. 

          Sử dụng thuốc giảm đau (khi cần thiết), tuỳ mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac...) hay dùng Calcitonine (thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương.

     Các thuốc tăng tạo xương như Vitamin D hay chất chuyển hóacủaVitamin D (Rocaltrol), các thuốc tăng đồng hóa (Duraboline, Deca-duraboline), Vitamin K2(Glakay).

           Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương (Adrea, Calctonin,…)

 

          Ngoài các tác dụng phụ kể trên, corticoid còn gây nhiều tác dụng phụ khác:

 

1.Tác dụng phụ sớm

Rối loạn tiêu hóa: Loét dạ dày hay tá tràng, có thể gây biến chứng xuất huyết hoặc thủng. Xuất huyết hoặc thủng ruột có thể gặp. 

Rối loạn tâm thần kinh: Biểu hiện bằng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, sảng khoái hoặc ăn nhiều, có thể dạng mê sảng, hưng phấn, trầm cảm gần như lú lẫn, có thể gây động kinh, …

Nguy cơ nhiễm trùng: Nhất là khi điều trị kéo dài có thể làm bộc phát bệnh lý nhiễm trùng tiềm tàng: lao, virus (lưu ý bệnh đậu mùa, herpes, zona, sởi ) và ký sinh trùng.

Các tai biến trên rất khó điều trị và độ trầm trọng tăng theo thời gian sử dụng thuốc. Trên thực tế cần theo dõi tại môi trường bệnh viện.

2.Tác dụng phụ chậm

Lắng đọng mỡ ($ Cushing) với quá tải mỡ ở vùng mặt, cổ và thân thường kèm rối loạn ở da như da mỏng, ban xuất huyết, vết răn da, sẹo giả hình sao, chậm kết sẹo, rậm lông.

Mụn trứng cá. 

Yếu cơ ở gốc chi.

Rối loạn xương: ngoài loãng xương đề cập ở trển, cần đề phòng hoại tử xương vô trùng do corticoid thường gặp ở đầu xương đùi với nhiều ổ, cần nghi ngờ biến chứng này trước một đau khớp không giải thích được.

Hiện tượng giữ muối: tăng cân, phù, tăng huyết áp (vẫn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ) vì thế cần có chế độ hạn chế muối.

Rối loạn về mắt: đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp làm trẻ nhìn mờ, đau mắt.

Rối loạn nội tiết và chuyển hóa: cường insulin, kháng insulin làm, bộc phát đái tháo đường tiềm tàng hoặc làm nặng đái tháo đường có sẵn. Mất kali, giảm kali, kiềm hóa ảnh hưởng đến hoạt động của tim và các nhóm cơ khác. Suy nhược sinh dục làm ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của bé, giảm TSH và T3 là những hoóc môn của tuyến giáp (ổ cổ) làm rối loạn sự chuyển hóa của cơ thể.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng (do giảm bạch cầu ái toan).

Tăng đông máu: có thể gây biến chứng nhiều nơi, nguy hiểm nhất là gây đột tử, đột quỵ do cục máu đông làm nghẽn mạch ở tim, não.

Viêm tụy cấp có thể ảnh hưởng đến tính mạng và biến chứng sau này (tiểu đường).

Gan nhiễm mỡ.

 

3.Tác dụng phụ do ngừng thuốc

Khuyên thân nhân bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc hoặc giảm liều mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây biến chứng nguy hiểm do suy thượng thận cấp.

 

Tóm lại, bệnh của bé là bệnh nặng, có những  biến chứng nặng trong hiện tại và có thể có trong tương lai, những vấn đề cần tư vấn cho thân nhân rất nhiều, tư vấn bằng lời nói sẽ không hiệu quả, cho nên việc tư vấn cần thực hiện nhiều lần, có trọng tâm và nhiều hình thức (giấy, email) để không thất thoát và sai lệch thông tin.

 

Câu 2: Để điều phối mạng lưới chăm sóc, hãy nêu những việc bạn sẽ làm, những cộng tác viên nào bạn sẽ liên hệ để chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhất trong trường hợp này.

Ngoài những vấn đề đã nêu trong câu 1. Hiện tại còn có những vấn đề sau cần quan tâm:

•Theo dõi các biến chứng.

•Vật lý trị liệu.

•Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân.

Mạng lưới chăm sóc hiện có và có thể huy động gồm:

•Nhân viên Y tế Trạm gần nhà bệnh nhân.

•Nhân viên Y tế ấp, nhân viên sức khỏe cộng đồng.

•Nhân viên Y tế học đường.

Họ sẽ hỗ trợ việc theo dõi các biến chứng, vật lý trị liệu, là một kênh liên lạc giữ bác sĩ và bệnh nhân.

Liệu pháp tâm lý cũng hết sức quan trọng vì bé đã 12 tuổi, có những hiểu biết nhất định, có nhu cầu sinh hoạt ngoài xã hội (thầy cô, bạn bè). Vì vậy sự quan tâm, động viên của thầy cô sẽ giúp bé có thêm động lực để chống chọi lại với bệnh tật.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • bài làm 11
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nang và rò khe mang i

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lâm sàng - hỏi bệnh

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Teo da

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ALBENDAZOL
    16. Hội chứng thực bào tế bào máu
    PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH HỘI CHỨNG ÁC TÍNH - TÂM LÝ Y HỌC
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space