Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quản lý - chăm sóc

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

2.2 Gợi ý một số nội dung chăm sóc và quản lý thai kỳ nguy cơ cao

Tuần thai

Các nội dung thăm khám

Có thai - 13 tuần 6 ngày

Xác định thai: siêu âm xác định số thai, tình trạng thai, tính ngày dự sanh

Hỏi tiền sử: bản thân (nội, ngoại, sản - phụ khoa, thói quen), tiền sử gia đình

Khám toàn thân, sẹo mổ lấy thai cũ, sẹo may tầng sinh môn

Khám tiểu khung (nếu có chỉ định).

Xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu (protein/đường/máu); đường huyết lúc đói; công thức máu, nhóm máu ABO/ Rh. Huyết thanh học (Rubella, giang mai; HIV, HBsAg)

Siêu âm đo độ mờ da gáy

Tầm soát dị tật giai đoạn I: Double test

Tư vấn dinh dưỡng, thể dục, chăm sóc vú, răng miệng, vấn đề cho con bú, hướng dẫn ngừa thai sau sanh.

15 tuần - 20 tuần 6 ngày

Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai

Tầm soát dị tật giai đoạn II: Triple test

Kết quả (Double test hoặc Triple test) bất thường: chọc ối (từ tuần 16)

Thai phụ ≥ 35 tuổi có tiền căn sanh con dị tật, thai phụ con so từ 38 tuổi trở lên: chỉ định chọc ối mà không cần thực hiện Double test hay Triple test

Đánh giá tiền sản giật - sản giật: đo HA + tổng phân tích nước tiểu xác định đạm niệu (lúc 20 tuần)

Theo dõi thai máy

Chủng ngừa VAT

22 - 24 tuần

Khám thai thường qui (đo BCTC, đo HA, nghe tim thai bằng Doppler)

Hỏi các triệu chứng đặc biệt: xuất huyết âm đạo, giảm hoặc mất cử động thai...

Siêu âm 4 chiều (tốt nhất khi thai 22 tuần)

26 - 34 tuần

Khám thai thường qui (đo BCTC, đo HA, nghe tim thai bằng Doppler)

Tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Siêu âm tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của thai

Xác định nhau tiền đạo (khi tuổi thai ≥ 32 tuần)

Siêu âm Doppler velo nếu nghi ngờ thai chậm tăng

Xét nghiệm lại nước tiểu (nếu cần), tiêm ngừa VAT đủ theo phác đồ

34 - 36 tuần

Khám thai thường qui (đo BCTC, đo HA, nghe tim thai bằng Doppler)

Xác định ngôi thai

Xét nghiệm lại nước tiểu (nếu cần)

36 - 39 tuần

Khám thai thường qui (đo BCTC, đo HA, nghe tim thai bằng Doppler)

Đánh giá sức khỏe thai nhi (đo NST khi thai ≥ 39 tuần)

Thảo luận với thai phụ về phương pháp sanh và nơi dự kiến sanh

Xét nghiệm lại công thức máu, đông cầm máu chuẩn bị cho cuộc sanh (thai ≥ 37 tuần)

39 - 40 tuần

Khám thai thường qui (đo BCTC, đo HA, nghe tim thai bằng Doppler)

Đo NST.

Luôn nhắc thai phụ theo dõi kỹ cử động thai (bắt đầu từ khi thai được 20 tuần đến lúc sanh)

 

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Tổng quan
  • Hỏi bệnh sử
  • Khám lâm sàng
  • Quản lý - chăm sóc
  • Nhập viện theo dõi
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    hướng dẫn tạm thời danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID 19 tại nhà

    4109/QĐ-BYT 52.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khô da

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lịch sử phát triển chuyên ngành Y học gia đình trên thế giới

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán xác định
    Các bước tiếp cận chẩn đoán
    SẨN NGỨA (Prurigo)
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space