Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sa sút trí tuệ

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Sa sút trí tuệ (SSTT) là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não với biểu hiện cốt lõi là sự suy giảm trí nhớ. Làm suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến các triệu chứng sa sút trí tuệ trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 50 đến 60% các trường hợp), các bệnh lý về mạch máu là nguyên nhân suy giảm trí nhớ phổ biến thứ hai.
Nguyên nhân

Thoái hóa thần kinh:

Bệnh Alzheimer

Sa sút trí tuệ thể Lewy Bệnh Parkinson

Sa sút trí tuệ thùy trán và thùy TD

Rối loạn TK và chấn thương

Chấn thương sọ não Khối choán chỗ

Xơ xứng rải rác

Bệnh mạch máu: Nhồi máu não Xuất huyết não

Bệnh tim mạch

Bệnh nhiễm khuẩn: Giang mai, HIV Viêm não

Bệnh Creutzfeldt- Jakob

Rối loạn nội tiết:

Đái tháo đường

Suy giáp/ cường giáp

Sử dụng thuốc, lạm dụng chất:

Thuốc an thần, kháng cholinergic,… Rượu, ma tuý

Bệnh tuyến cận giáp

 

Thiếu vitamin:

B12, thiamin (B1), acid nicotin

Rối loạn chuyển hóa khác:

Tăng/ hạ Canxi máu Bệnh não gan

Các biểu hiện lâm sàng
*    Sự suy giảm trí nhớ
Thời kỳ đầu thường quên những sự việc vừa mới xảy ra và không nhớ lại được, cũng có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm dần dần suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn, người bệnh quên cả các sự kiện xảy ra trước đó, quên tên người quen cũ, đồng nghiệp, quên các kiến thức đã học… rồi quên cả các sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc sống cá nhân của mình.
*    Rối loạn định hướng
Trí nhớ là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng, do vậy khi bị sa sút trí tuệ thì khả năng định hướng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh bị lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi cụ thể và quên cách để trở về nhà, dần dần mất hoàn toàn khả năng định hướng không gian và thời gian.
*    Vong ngôn: BN mất khả năng sử dụng ngôn ngữ trong khi bộ máy phát âm bình thường.
Giai đoạn sớm: Khó tìm từ, nói quanh co, mô tả sự vật…Không gọi được tên các đồ vật, tên người quen thuộc, đôi khi người bệnh nói về tác dụng đồ vật thay cho tên đồ vật, dùng các từ chung chung, mơ hồ, nói lặp từ.
Phát âm vẫn rõ ràng, chính xác, đúng cú pháp, giao tiếp đơn giản vẫn tốt. Các câu hỏi phức tạp thì cần có sự hỗ trợ của người thân (dấu hiệu quay đầu)
Giai đoạn toàn phát: Nói sai ngữ pháp, nói không lưu loát,tạo ra nhiều từ mới , khó hoặc mất giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của người bệnh nghèo nàn dần. Về sau, người bệnh chỉ sử dụng được một số từ đơn giản, thậm chí là mất hẳn ngôn ngữ (chỉ còn kêu ú ớ)
*    Vong tri: Mất khả năng nhận biết trong khi các giác quan bình thường.
Giai đoạn sớm: dễ bị lạc đường do rối loạn nhận biết địa hình, môi trường mới lạ, mất nhận biết đồ vật thông dụng, khuôn mặt người quen cũ, lạc ngay cả trong môi trường quen thuộc
Giai đoạn cuối: không nhận ra con cháu, không nhận ra chính mình trong gương, bệnh nhaanh đi lạc ngay trong nhà, không tìm ra giường mình sau khi đi vệ sinh
Hội chứng Capgras: Thấy như có người lạ trong nhà mình. Cho rằng người thân đã bị người giả dạng, thay thế; đối sử với người trong TV như người thật
*    Vong hành
 
Không thực hiện được các hoạt động có mục đích trong khi không có tổn thương ở hệ thống vận động hay cảm giác.
Người bệnh có thể không còn nhớ cách ăn uống hoặc không thể tự ăn uống được, nặng hơn, người bệnh không thể tự vệ sinh cá nhân mà cần phải có sự giúp đỡ của gia đình, lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân…. Về sau, người bệnh mất luôn khả năng đi lại.
*    Giảm khả năng tư duy trừu tượng
Người bệnh có thể không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản. Khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
*    Thay đổi về nhân cách:
Là các triệu chứng gây khó khăn cho gia đình trong việc chăm sóc và chịu đựng đối với BN
Cùng với tình trạng quên, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt và mất tự chủ…
-    BN trở nên thu mình lại, ít hoặc không quan tâm đến hậu quả của các hành vi mà họ gây ra, mất dần các ham thích hứng thú cũ, độc đoán, cáu kỉnh …
-    Có BN trở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý, nhi tính
-    Tác phong ăn mặc cẩu thả, có xu hướng góp nhặt bẩn thỉu
-    Có BN có hành vi thù địch với người thân
-    Có BN dễ bùng nổ, kích động, đi lang thang (tổn thương thuỳ trán - TD)
 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Tâm thần phân liệt
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Sa sút trí tuệ
  • Các dấu hiệu cảnh báo alzheimer
  • Một số bệnh tâm thần ở trẻ em
  • Rối loạn tâm thần liên quan tới thời kì sinh đẻ
  • Các rối loạn tâm thần do rượu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Rung nhĩ đáp ứng thất chậm (ECG Ví dụ 3)
    Ngoại tâm thu chuỗi 3 phức hợp
    Ung thư hạ họng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space