Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khuyết cáo về tầm soát ung thư CTC

(Tham khảo chính: ICPC )

 

Khuyến cáo về tầm soát ung thư CTC

(American Cancer Society Guideline for the Early Detection of Cervical Neoplasia and Cancer – 2002)

Hội ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến cáo vế tầm soát ung thư cổ tử cung lần đầu tiên vào năm 2002 và mới được cập nhật năm 2011.

1. Tuổi bắt đầu tầm soát:

  • 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên
  • Hoặc bắt đầu tầm soát ở tuổi 21
  • Sau đó tầm soát mỗi năm một lần đối với conventional Pap smear hoặc mỗi 2 năm đối với Liquid-based cytology.
  • Với phụ nữ ≥ 30 tuổi, sau 3 mẫu thử liên tiếp bình thường và không có gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung thì chỉ cần tầm soát mỗi 2-3 năm.

2. Khi nào ngưng tầm soát:

  • Phụ nữ ≥ 70 tuổi có cổ tử cung không bị tổn thương và có ≥ 3 test âm tính liên tiếp và không có một test nào dương tính trong 10 năm cuối.
  • Nếu phụ nữ có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc đã từng điều trị với diethylstibestrol (DES) hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm cả HIV) thì nên tiếp tục tầm soát.

3. Tầm soát sau phẫu thuật cắt tử cung:

  • Đối với trường hợp cắt bỏ tử cung toàn phần do bệnh phụ khoa lành tính: không có chỉ định tầm soát.
  • Đối với trường hợp cắt bỏ tử cung không hoàn toàn: tiếp tục tầm soát như các phụ nữ khác.
  • Phụ nữ có CIN 2/3, đã phẫu thuật cắt tử cung: tầm soát bằng phết tế bào cổ tử cung mỗi 4-6 tháng. Ngưng tầm soát khi có 3 test tế bào âm tính liên tiếp và không có test tế bào nào dương tính trong 18-24 tháng sau phẫu thuật cắt tử cung.
  • Phụ nữ có CIN 2/3, nhưng chưa có chỉ định phẫu thuật cắt tử cung: nên tiếp tục tầm soát cho đến khi có 3 test liên tiếp âm tính và không có test nào dương tính trong 10 năm.

4. Sử dụng test HPV DNA:

  • Phụ nữ ≥ 30 tuổi, có thể sử dụng thêm test HPV DNA kết hợp cùng với test tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm một lần để tầm soát ung thư cổ tử cung (chưa đủ chứng cớ).

5. Lời khuyên cho phụ nữ trước khi làm cytology test:

  • Thực hiện test khi không hành kinh
  • Không đặt thuốc, thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm
  • Không thực hiện xét nghiệm khi đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính âm đạo, cổ tử cung hoặc khi có tình trạng xuất huyết cấp tính âm đạo tử cung.

6. Tiêm ngừa vaccin HPV:

  • Hiện nay có 2 loại vaccin phòng ngừa HPV:

Gardasil:

Phòng ngừa 4 types HPV 6,11,16,18. Tiêm 3 liều: 0-2-6 tháng.

Ceravix:

Phòng ngừa 2 types HPV 16,18 và có thể bảo vệ chống lại 2 types HPV 45,31. Tiêm 3 liều: 0-1-6 tháng.  

  • ACS khuyến cáo nên tiêm vaccin HPV một cách thường qui cho bé gái từ 11-12 tuổi. Và tiêm cho cả những bé từ 13-18 tuổi mà trước đó chưa được tiêm vaccin.
  • Đối với độ tuổi từ 19-26 tuổi, cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm vaccin, phụ nữ trong độ tuổi này cần cho bác sĩ biết về nguy cơ lây nhiễm HPV trước đó.
  • Việc tầm soát ung thư cổ tử cung ở nhóm tiêm vaccin thì tương tự như ở nhóm không tiêm vaccin.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Dịch tể học
  • Yếu tố nguy cơ ung thư CTC
  • Bệnh học
  • Pap test hay phết tế bào cổ tử cung
  • Khuyết cáo về tầm soát ung thư CTC
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    COTRIMOXAZOL

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ có hoặc không có chứng sợ khoảng trống ở người lớn

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chế độ ăn tốt cho tim mạch cho tất cả các bệnh nhân.
    Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đẻ non
    youtube: Artificial Intelligence
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space