Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ, BIẾN CHỨNG NHAU TIỀN ĐẠO

(Tham khảo chính: Bệnh viện Từ Dũ )

['NHAU TIỀN ĐẠO
I. Định nghĩa
- Nhau tiền đạo là bánh nhau không bám đáy ở TC mà một phần hay toàn bộ bánhnhau bám ở vùng đoạn dưới TC & CTC, làm cản trở đường đi của thai nhi khichuyển dạ.
- Có 4 loại nhau tiền đạo:
1. Nhau bám thấp: bờ bánh nhau bám ở đoạn dưới TC, chưa đến lỗ trong cổ tửcung.
2. Nhau bám mép: bờ bánh nhau bám đến bờ lỗ trong cổ tử cung.
3. Nhau tiền đạo bán trung tâm: bánh nhau che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.

II. Chẩn đoán
1. Lâm sàng
a. Cơ năng
- Có khi không có triệu chứng gì, chỉ phát hiện được nhau tiền đạo qua siêu âm.
- Ra huyết âm đạo đột ngột, lượng thay đổi, không kèm đau bụng khi thai gần cuối 3tháng giữa hoặc đầu 3 tháng cuối.
- TC mềm, không căng đau.
b. Thực thể
- Ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi mông), ngôi đầu cao.
- Tim thai: không thay đổi, xuất hiện bất thường khi có biến chứng như choáng mấtmáu, bóc tách bánh nhau, hay biến chứng dây rốn.
- Đặt mỏ vịt: máu đỏ tươi từ lỗ trong cổ tử cung chảy ra.
- Khám âm đạo: thực hiện tại phòng mổ khi có ra huyết âm đạo lượng nhiều hoặc khicần chấm dứt thai kỳ.
c. Toàn thân:
- Dấu hiệu sinh tồn tương xứng với lượng máu mất ra ngoài.
2. Cận lâm sàng
- Siêu âm: xác định vị trí nhau bám.
- Cộng hưởng từ: không thể thay thế siêu âm trong chẩn đoán nhau tiền đạo. Có giátrị trong chẩn đoán nhau cài răng lược/nhau tiền đạo, đặc biệt nhau bám mặt sau tửcung.
- Soi bàng quang: khi nghi ngờ nhau cài răng lược xâm lấn bàng quang qua chẩnđoán hình ảnh, kèm tiểu máu.
III. Xử trí
1. Nhau tiền đạo không triệu chứng
- Theo dõi điều trị ngoại trú: ngoài khám lâm sàng cần siêu âm xác định vị trí nhaubám.
- Giảm nguy cơ chảy máu:
+ Kiêng giao hợp, không làm nặng, không tập thể dục sau 20 tuần.
+ Không khám âm đạo.
+ Nếu có cơn gò tử cung hoặc ra huyết âm đạo cần nhập viện ngay.
- Giảm nguy cơ cho bé:
+ Dùng thuốc hỗ trợ phổi cho thai từ 28-34 tuần.
+ Xác định thời điểm sinh mổ chủ động: khoảng 36 - 37 tuần tuổi [Uptodate 20.1].
2. Nhau tiền đạo đang ra huyết: là cấp cứu sản khoa, cần điều trị tại việna. Nhau tiền đạo ra huyết âm đạo ít - thai chưa trưởng thành
1. Xác định độ trưởng thành của phổi
2. Cố gắng dưỡng thai đến 32 - 34 tuần. Sau tuần 34, cân nhắc giữa lợi ích chothai - mẹ với nguy cơ mất máu ồ ạt.
3. Hỗ trợ phổi: khi thai 28 - 34 tuần.
4. Truyền máu: khi Hb <10g/dL.
5. Có thể xuất viện khi không còn ra huyết trong vòng 48 giờ và không kèm bất kỳyếu tố nguy cơ khác.
6. Chọn lựa cách chấm dứt thai kỳ
- Sinh ngả âm đạo: nếu là nhau bám thấp và ngôi đầu.
Thai dễ bị thiếu oxy do bánh nhau có thể bong non hay do biến chứng của dây rốn như sa dây rốn hay chèn ép dây rốn. Do đó, nếu monitor tim thai bấtthường thì mổ lấy thai ngay, ngoại trừ đang rặn sinh
- Mổ lấy thai là cách chọn lựa cho những thể NTĐ khác.
+ May cầm máu vị trí nhau bám. Dùng thuốc co hồi TC: Oxytocin, Carbetocin, Methylergotamine, Prostaglandin.
+ Thắt động mạch TC: khi cần.
+ Có thể cắt TC toàn phần, đặc biệt khi có nhau cài răng lược.
b. Nhau tiền đạo ra huyết âm đạo nhiều
Là cấp cứu sản khoa. Cần mổ lấy thai cấp cứu.
1. Lập 1 hay 2 đường truyền tĩnh mạch. Truyền dung dịch Lactate Ringer hayNormal Saline, dung dịch cao phân tử nhằm ổn định huyết động học và duy trìcó nước tiểu, ít nhất 30ml/giờ.
2. Xét nghiệm nhóm máu. Chuẩn bị máu truyền, có thể 2 - 4 đơn vị máu. Truyềnkhi lượng máu mất vượt quá 30% thể tích máu (xuất huyết độ III) hoặc khi Hb <10 g/dL.
3. Theo dõi huyết áp của mẹ bằng monitor. Đánh giá lượng nước tiểu mỗi giờ bằngsonde tiểu lưu. Ước lượng máu mất qua ngả âm đạo bằng cân hay bằng lượngbăng vệ sinh.
IV. Tiên lượng - biến chứng
NTĐ thường được chẩn đoán trước khi xuất huyết xảy ra. Theo dõi sát sản phụ và
thai nhi có thể ngăn ngừa những biến chứng quan trọng.
Biến chứng
a. Cho mẹ
- Mất máu nhiều, choáng, tử vong.
- Cắt TC, tổn thương hệ niệu.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn đông máu, phải truyền máu.
b. Cho con
- Tình trạng non tháng gây tử vong chu sinh. Trẻ sơ sinh bị thiếu máu.']

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU MỔ
  • CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH
  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ NHAU BONG NON
  • CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ, BIẾN CHỨNG NHAU TIỀN ĐẠO
  • CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
  • CÁC PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG
  • CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SÓT NHAU SÓT THAI
  • CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ THAI CHẾT LƯU ĐẾN HẾT 12 TUẦN
  • CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ THỦNG TỬ CUNG TRONG KHI HÚT THAI HOẶC NẠO SINH THIẾT
  • CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT SAU MỔ
  • CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM VÙNG CHẬU
  • GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ TỦY SỐNG - NGOÀI MÀNG CỨNG KẾT HỢP
  • NGUYÊN NHÂN ĐIỀU TRỊ BĂNG HUYẾT SAU SINH
  • NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN SÙI MÀO GÀ SINH DỤC (MỤN CÓC SINH DỤC)
  • NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH HẠ CAM
  • NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM CỔ TỬ CUNG
  • NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
  • NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO DO THIẾU NỘI TIẾT
  • NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO DO TRICHOMONAS
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ SINH RA TỪ MẸ BỊ VIÊM GAN B, LAO, LẬU, GIANG MAI, HIV

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các chiến lược điều trị insulin ở BN đái tháo đường típ 2.

    5481/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hướng dẫn LMS chamilo ICPC

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Thông tin hỗ trợ khác
    Tài liệu tham khảo
    cập nhật hướng dẫn điều trị ARV
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space