1. ĐỊNH NGHĨA:
Chấn thương phần mềm bao gồm các chấn thương ở cơ, gân và dây chằng (không phải ở
xương)
Gân là các dải xơ giữa các cơ với xương. Tổn thương ở cơ hay gân do quá căng được gọi là
“căng cơ”
Dây chằng là các dải xơ giữa các xương với nhau. Các dây chằng giãn quá mức được gọi là
“bong gân”.
2. PHÂN ĐỘ:
Độ 1: Tổn thương một số ít các sợi gân, cơ hoặc dây chằng. Không giảm tầm độ khớp, sức mạnh và
chức năng. Triệu chứng đau nhẹ, có thể xuất hiện ngay hoặc trễ hơn vào ngày sau chấn thương.
Độ 2: Tổn thương khoảng một nửa số sợi. Đau xảy ra ngay và nhiều, kèm với sưng, giảm sức mạnh
và giới hạn chức năng.
Độ 3: Tổn thương gần hoàn toàn hoặc đứt hoàn toàn các sợi. Đau dữ dội và sưng nhiều, mất sức
mạnh và chức năng. XQ có thể thấy toát khe khớp
3. LƯỢC ĐỒ ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ:
Đánh giá tổn thương:
Bệnh sử
Khám lâm sàng
Hình ảnh học
Chấn thương phần mềm
Sơ cứu ban đầu RICE
4 điều không nên làm HARM
Độ 1
Bất động 3-5 ngày
Kháng viêm, giảm
đau
Tập phục hồi
Độ 2 Độ 3
Đánh giá thường xuyên
Bất động 2-3 tuần
Kháng viêm, giảm
đau, chống phù nề
Vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng
Tiếp tục điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn
Bất động 6-8 tuần
Kháng viêm, giảm
đau, chống phù nề
Vật lý trị liệu
Phục hồi chức năng
Điều trị phẫu
thuật
Chuyển viện
Diễn tiến tốt
Diễn tiến không tốt
Phục hồi chức
năng sau mổ
RICE:
- Rest: nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù
nề. Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
- Ice: chườm mát giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm
mát mỗi lần 2-5 phút, cách nhau 2-3 giờ.
- Compression: băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun,
băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.
- Elevation: kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng,
giảm phù nền, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo
tay bằng đai treo tay.
4 điều không nên làm HARM:
- Heat: chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào
vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm, ...
- Alcohol: đắp cồn hoặc rượu cũng tăng chảy máu, tăng phù nề, và làm cho vùng tổn
thương lâu hồi phục.
- Running: chạy hay tập luyện trong 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
- Massage : xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên.
Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ sau chấn thương.
Kháng viêm, giảm đau:
- Thuốc chống viêm không steroid:
+ Diclofenac (Voltaren...) 50mg x 2 viên/ngày
+ Piroxicam (Felden, Brexin...) 20mg x 1 viên/ngày
+ Meloxicam (Mobic.) 7,5mg x 1-2 viên/ngày
+ Celecoxib (Celebrex) 200mg x 1-2 viên/ngày
- Thuốc chống viêm steroid:
+ Medrol 4 -32 mg /ngày
- Thuốc phối hợp Acetaminophen và NSAIDs hoặc Opioid:
+ Paracetamol 325mg + Ibuprofen 200mg (Alaxan) x 2-3 viên/ngày
+ Paracetamol 325mg + Tramadol 37.5mg (Ultracet) x 1- 2 viên/ngày
- Tiêm corticoid tại chổ:
+ Depo-Medrol (Methyl prednisolon acetat, 1ml = 40mg): 0,2-0,5ml/1 lần tùy thuộc
vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá 3 đợt.
+ Diprospan (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium
phosphate): 0,2-0,5ml/1 lần tùy thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm
không quá 3 đợt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Phác đồ điều
trị của bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2016), Phác đồ điều trị khoa chấn thương chỉnh
hình.
3. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa Chấn
thương chỉnh hình.
4. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp.
5. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Bải giảng bệnh học chấn thương
chỉnh hình và phục hồi chức năng, tài liệu giảng dạy bộ môn chấn thương chỉnh
hình và phục hồi chức năng
|