Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHŨ NHI

(Tham khảo chính: Nhi)

1. ĐẠI CƯƠNG
Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh rất thường gặp trong nhi khoa, và là loại thiếu máu
thường gặp nhất ở trẻ nhủ nhi, từ tháng thứ 6 đến 2 tuổi.
2. LÂM SÀNG
2.1. Triệu chứng lâm sàng
 Thiếu máu xảy ra từ từ. Xanh xao kéo dài, không kèm triệu chứng nào khác
trong một thời gian dài lúc ban đầu. Xanh xao thấy rõ ở lòng bàn tay, gan bàn chân,
vành tai.
 Niêm mạc họng và kết mạc mắt nhạt.
 Triệu chứng xanh xao thường không được lưu ý, vì xuất hiện dần dần.
 Khi thiếu máu kéo dài, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, biếng ăn,
giảm cân, sốt nhẹ, lách sờ đụng.
 Bệnh nhi dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại, do giảm chức năng của bạch
cầu.
 Có thể có chậm phát triển tâm thần vận động, nhiễm ký sinh trùng đường ruột đi
kèm.
 Đôi khi có thể ghi nhận hiện tượng ăn đất (géophagie-pica): là dấu hiệu giúp
phát hiện thiếu máu thiếu sắt.
2.2. Khám lâm sàng
 Hoàn toàn bình thường ngoài dấu hiệu xanh xao. Rất hiếm khi gặp các trường
hợp nặng với thiếu máu nặng, xanh nhiều, bứt rứt, đừ, nhịp tim nhanh và tim to.
 Cần tìm thêm các dấu hiệu còi xương đi kèm.

3. CẬN LÂM SÀNG
3.1. Dấu hiệu huyết học
 Số lượng hồng cầu bình thường hoặc hơi giảm.
 Lượng huyết sắc tố và dung tích hồng cầu giảm (theo lứa tuổi)
 Thiếu máu thiếu sắt là một tình trạng thiếu máu nhược sắc: CCMH < 31.
 Thiếu máu với thể tích hồng cầu nhỏ: MCV < 72 fentolitres (fl).
 RDW (red cell distribution width) tăng là biểu hiện sớm của thiếu sắt.
 Hồng cầu lưới bình thường hoặc hơi giảm.
 Số lượng tiểu cầu có thể tăng.

2

3.2. Định lượng sắt
 Ferritin huyết thanh (phản ánh tình trạng thật của dự trữ sắt trong mô): < 12µg/l
(12mg/ml).
 Sắt huyết thanh luôn luôn giảm, < 10 µmol/ l (bình thường: 12-22 µmol /l).

4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị thiếu sắt
 Cung cấp chất sắt bằng đường uống, dưới dạng muối hữu cơ: Fumarate Ferrous
(33% sắt kim loại), Sulfate Ferrous (20% sắt kim loại), Gluconate Ferrous (10% sắt
kim loại) với liều từ 3-6mg sắt kim loại/kg/ngày, chia 2-3 lần, tối đa 150-200
mg/ngày, giữa bữa ăn.
 Sắt hấp thu tốt với nước trái cây hơn với sửa. Vitamin C làm tăng hấp thu sắt
nhưng không nhất thiết sử dụng phối hợp trong điều trị thiếu sắt.
 Sự gia tăng hồng cầu non được ghi nhận vào ngày thứ 3 sau điều trị, tối đa vào
ngày thứ 10, đánh giá hiệu quả của điều trị.
 Huyết sắc tố trở về bình thường sau 1 tháng, Ferritin trở về bình thường sau 2
tháng.
 Tiếp tục cho sắt 1-2 tháng sau khi Hb trở lại bình thường.
 Thời gian điều trị: 4 tháng.
 Không nên ngưng dùng thuốc dù phân có màu đen hoặc xuất hiện rối loạn tiêu
hóa.
4.2. Điều trị các nguyên nhân khác của thiếu sắt
Cần điều trị nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt. Trong thiếu máu do nhiễm trùng,
không cần điều trị thiếu sắt.

5. DỰ PHÒNG
 Dự phòng là vấn đề chủ yếu. Bắt đầu lúc thai kỳ bằng cách cho người mẹ tương
lai uống thuốc sắt.
 Trẻ thiếu tháng, song sinh và trẻ suy dinh dưỡng bào thai là nhóm trẻ có nguy cơ
cao, cần được theo dõi và cung cấp sắt sau 1 tháng tuổi và kéo dài đến 12 tháng tuổi
(2mg/kg, tối đa 15 mg)
 Chế độ ăn rất quan trọng: trong những tháng đầu, sữa mẹ cung cấp sắt dưới dạng
dễ hấp thu. Sau đó chế độ ăn dặm không đủ cung cấp chất sắt: thịt cung cấp sắt dưới
dạng hấp thu tốt nhưng trứng và hoa quả không cung cấp được nhiều chất sắt. Nên cho
thêm chất sắt vào sữa pha chế công nghiệp.

3

 Đối với trẻ <12 tháng tuổi, không được bú mẹ hoặc bú mẹ một phần, dùng sữa
công nghiệp với ít nhất 12 mg sắt/1 lít sữa.
 Lúc trẻ 6 tháng tuổi: cho trẻ thức ăn có nhiều vitamin C 1 lần/ngày, ngũ cốc có
thêm sắt và bắt đầu cho ăn thịt xây.
 Tránh các loại sữa không bổ sung sắt đến 12 tháng tuổi.
 Trẻ từ 1 -5 tuổi: không nên dùng > 600 mL (20 oz) sữa /ngày, cần có ít nhất 3
bữa ăn có bổ sung chất sắt (ngũ cốc có thêm sắt, thịt).
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
 Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016

  • NHIỄM SIÊU VI
  • TIÊU CHẢY CẤP
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHŨ NHI
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
  • VIÊM MŨI HỌNG
  • VIÊM PHỔI
  • KHÓC CƠN
  • QUAI BỊ
  • VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP
  • SỐT XUẤT HUYẾT
  • THỦY ĐẬU
  • SỐT PHÁT BAN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chuyển dạ sanh thường_W90

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đình

    nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hỏi bệnh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Xuất huyết não
    Yếu tố nguy cơ
    Máu giả (khái huyết giả)
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space