1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm thanh khí phế quản cấp hoặc Croup là tình trạng viêm phù nề cấp tính vùng
hạ thanh môn thường do siêu vi Parainfluenza, sau đó là RSV, Adenovirus, đôi khi
do vi khuẩn như Hemophilus influenza. Thường gặp sau 2 tuổi ( 6 tháng – 5 tuổi)
2. CHẨN ĐOÁN:
2.1 Công việc chẩn đoán
2.1.1 Hỏi bệnh
Triệu chứng khởi phát: sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Sau 1-3 ngày đột ngột xuất hiện
dấu hiệu khàn tiếng và khó thở thanh quản
Hội chứng xâm nhập để loại trừ dị vật đường thở
Trẻ còn ăn uống được, nuốt khó hay không để phân biệt viêm nắp thanh
môn
Tiền căn thở rít hoặc khó thở thanh quản
2.1.2 Khám lâm sàng
Sốt nhẹ hay không sốt
Khàn tiếng, thở rít thanh quản
Thở nhanh, co lõm ngực
Tím tái
Khám họng: tìm giả mạc để loại trừ bạch hầu, loét họng trong tay chân
miệng
Phân độ khó thở thanh quản
+ Độ I: chỉ khàn tiếng, thở rít khi khóc
+ Độ II: IIA thở rít khi nằm yên
+ IIB triệu chứng IIA kèm khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực
+ Độ III: triệu chứng IIB kèm vật vã, k1ich thích hoặc tím tái
2.1.3 Đề nghị cận lâm sàng
Công thức máu, CRP
Phết họng loại trừ bạch hầu
Xquang phổi và cổ thẳng phát hiện tình trạng hẹp hạ thanh môn: khi suy hô
hấp hoặc cần chẩn đoán phân biệt
Nội soi thanh quản: chỉ định
+ Cần chẩn đoán phân biệt dị vật đường thở
+ Khó thở thanh quản tái phát
+ Thất bại điều trị nội khoa
2.2 Chẩn đoán xác định
Triệu chứng khởi phát: viêm hô hấp trên
Khàn tiếng
Thở rít thanh quản
Nội soi: viêm thanh khí quản
2.3 Chẩn đoán có thể
Có 3 dấu hiệu lâm sàng nêu trên nhưng không có kết quả nội soi thanh khí
quản
2.4 Chẩn đoán phân biệt
2.4.1 Viêm nắp thanh môn cấp: thường do vi khuẩn Hemophilus influenza, lâm
sàng sốt cao đột ngột và nhanh chóng có biểu hiện khó thở thanh quản, đau họng,
không uống được, bệnh nhân có kiểu ngồi đặc biệt cúi ra trước
2.4.2 Dị vật đường thở: khó thở thanh quản đột ngột kèm hội chứng xâm nhập
2.4.3 Bạch hầu thanh quản: sốt cao, đau họng, không uống được, khám họng có
giả mạc bạch hầu, chưa chủng ngừa
2.4.4. Ú nhú thanh quản: bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng kéo dài
2.5 Chỉ định nhập viện: khó thở thanh quản độ IIB, III, co lõm ngực, hoặc trẻ có
những yếu tố nguy cơ liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi
+ Tiền sử bị VTKPQ mức độ trung bình, nặng
+ Trẻ có bất thường đường hô hấp trên
+ Có bệnh kèm theo có thể gây suy hô hấp như rối loạn thần kinh cơ
+ Nhà xa không thể tái khám ngay khi bệnh trở nặng
3. ĐIỀU TRỊ
3.1 Điều trị
Nhẹ: khó thở thanh quản độ I: phần lớn các trường hợp tự hồi phục từ 2-4
ngày
Trung bình: khó thở thanh quản độ IIA: có thể điều trị ngoại trú, nếu bệnh
nhân ở gần và theo dõi sát
Điều trị ngoại trú:
+ Kháng viêm: Dexamethasone: 0,15 -0,6mg/kg liều duy nhất uống hoặc
Prednisone 1mg/kg/ngày trong 2 -3 ngày
+ Có thể phối hợp Phun khí dung Adrenalin 1%o 0,5 mg/kg (tối đa 5ml)
nếu khó thở
+ Kháng sinh: cho trong trường hợp viêm nắp thanh quản do vi trùng
Amoxicillin + a.Clavulanic 50 – 75 mg/kg/24giờ chia 3 lần hoặc
Cefixim 8mg/kg/ngày chia 1-2 lần hoặc
Cefpodoxim 10mg/kg/ngày chia 1-2 lần hoặc
Cefdinir 15mg/kg/ngày chia 1-2 lần
Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ
+ Sốt cao: paracetamol 15mg/kg/lần mỗi 4-6 giờ
+ Lau mát, uống nhiều nước
Tái khám mỗi ngày
Theo dõi: tri giác, tiếng rít thanh quản, nhịp thở, co lõm ngực
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016
|