Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


TIÊU CHẢY CẤP

(Tham khảo chính: Nhi)

1. ĐỊNH NGHĨA
- Tiêu chảy: tiêu phân lỏng hay toé nước hay có máu trong phân > 2 lần trong
24 giờ. Phân lỏng là phân có hình của vật chứa.
- Tiêu chảy cấp: tiêu chảy < 14 ngày
- Tiêu chảy có thể là bệnh hoặc là triệu chứng của rối loạn ở đường tiêu hoá
hoặc ngoài đường tiêu hoá. Hai cơ chê chính của tiêu chảy là thẩm thấu (
thường do kém hấp thu) và xuất tiết ( thường do độc tố).
2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
2.1 Hỏi bệnh sử
- Tiêu chảy:
+ Thời gian tiêu chảy
+ Đặc tính của phân: có máu trong phân, số lần, độ đặc của phân
+ Liên quan chế độ ăn: sữa, nước trái cây
- Triệu chứng đi kèm: ói, đau bụng, sốt, ho, sổ mũi, chảy mủ tai
- Thuốc đã dùng: kháng sinh, thuốc nhuận trường …
- Ở vùng dịch tể tả, nhiều người cùng bị tiêu chảy ( ngộ độc thức ăn)
- Khóc cơn kèm tím tái ở trẻ nhỏ gợi ý lồng ruột
2.2 Thăm khám
- Dâu hiệu mất nước:
+ Tri giác: li bì, khó đánh thức, mất tri giác hoặc kích thích vật vã
+ Mắt có trũng không
+ Không uống được hoặc uống kém, hoặc uống háo hức, khát
+ Dấu véo da mất rất chậm (>2 giây) hoặc mất chậm (<2 giây)
- Dấu hiệu biến chứng
+ Rối loạn điện giải: co giật, li bì, hôn mê, bụng chướng, liệt ruột, giảm
trương lực cơ
+ Rối loạn kiềm toan: thở nhanh sâu
+ Hạ đường huyết: vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi, rối
loạn tri giác, co giật, hôn mê…
+ Suy thận cấp: tiểu ít, phù, cao huyết áp, lừ đừ
- Dấu hiệu góp phần
+ Suy dinh dưỡng: đánh giá dựa vào bảng cân nặng/ chiều cao
+ Bệnh đi kèm: viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết…
2.3 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: CTM, CRP: khi có sốt, tiêu phân có máu
- Soi phân:
+ Khi nghi ngờ lỵ hoặc phân có đờm, nghi ngờ tả ( vùng dịch tễ, phân
như nước vo gạo, lượng rất nhiều)

+ Tìm hạt mỡ, sợi cơ khi nghi bệnh kém hấp thu
- Xét nghiệm khác:
+ Siêu âm bụng khi tiêu máu, đau bụng, chướng bụng, ói nhiều
+ X quang bụng không chuẩn bị khi bụng chướng
+ X quang phổi khi có nghi ngờ viêm phổi
+ Ion đồ, đường huyết
3. CHẨN ĐOÁN
3.1 Mức độ mất nước
Mất nước nặng (9-15%)
Có 02 trong các dấu hiệu

sau

Có mất nước (6-10%)
Có 02 trong các dấu hiệu

sau

Không mất nước (3-5%)

1. Li bì hoặc hôn mê 1. Kích thích, vật vã Không có đủ các dấu hiệu
đã được phân loại mất
nước nặng, mất nước

2. Mắt trũng 2. Mắt trũng
3. Không uống được hoặc
uống rất kém

3. Uống háo hức, khát

4. Nếp véo da mất rất
chậm

4. Dấu véo da mất chậm

3.2 Chẩn đoán biến chứng
- Rối loạn điện giải
- Rối loạn toan kiềm
- Hạ đường huyết
- Suy thận cấp

3.3 Tiêu chuẩn nhập viện
- Trẻ mất nước > 5%
- Ói nhiều
- Tiêu chảy nặng hơn hoặc vẫn mất nước dù điều trị bằng đường uống
- Nguy cơ cao diễn tiến nặng: viêm phổi, tim bẩm sinh, béo phì, nghi ngờ
bệnh ngoại khoa…
4. ĐIỀU TRỊ
4.1 Nguyên tắc điều trị
- Điều trị bù nước
- Điều trị đặc hiệu tùy nguyên nhân
- Hỗ trợ dinh dưỡng
4.2 Điều trị cụ thể
4.2.1 Bù nước
- Trường hợp có mất nước dùng Oresol giảm áp lực thẩm thấu.

- Trường hợp không mất nước: uống nhiều hơn, chỉ uống Oresol sau mỗi lần
tiêu lỏng.
4.2.2 Điều trị nguyên nhân:
- Tiêu chảy cấp không mất nước:
+ Oresol giảm áp lực thẩm thấu, áp dụng liều lượng theo bảng hướng dẫn
dưới đây:

Tuổi Lượng Oresol uống
sau mỗi lần tiêu
chảy

Lượng Oresol tối
đa/ngày
< 24 tháng 50-100ml 500ml
2-10 tuổi 100-200ml 1000ml
>10 tuổi Theo nhu cầu 2000ml
+ Bổ sung kẽm: 10mg/ ngày (trẻ dưới 6 tháng), 20mg/ ngày (trẻ trên 6
tháng), dùng trong 10-14 ngày
+ Điều trị kháng sinh:
 Chỉ những bệnh nhân tiêu chảy phân có máu hoặc nghi ngờ tả
mới cho kháng sinh (phác đồ lỵ)
 Soi phân có dạng tả liên hệ chuyển Trung Tâm Bệnh Nhiệt
Đới
4.2.3 Hỗ trợ dinh dưỡng
- Loại bỏ những thực phẩm gây tiêu chảy nếu có. Ăn theo chế độ ăn phù hợp
với lứa tuổi trước đây và chú ý nấu nhừ, chia nhiều cữ cho dễ tiêu.

5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Mỗi 2- 5 ngày tuỳ nguyên nhân
- Tái khám ngay khi có một trong các dấu hiệu: ăn uống kém, sốt cao, nôn ói
nhiều, tiêu chảy nhiều, khát nước nhiều, phân có máu, mệt đừ, bệnh nặng
hơn.
6. PHÒNG NGỪA
- Vắc xin ngừa Rotavirus
- Biện pháp phòng ngừa khác: rửa tay, ăn chín, uống sôi, vệ sinh an toàn thực
phẩm
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016

  • QUAI BỊ
  • KHÓC CƠN
  • VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP
  • SỐT PHÁT BAN
  • VIÊM MŨI HỌNG
  • VIÊM PHỔI
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHŨ NHI
  • TIÊU CHẢY CẤP
  • THỦY ĐẬU
  • NHIỄM SIÊU VI
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
  • SỐT XUẤT HUYẾT
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh thận đái tháo đường

    3931/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ho ra máu

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố đánh giá chất lượng hình ảnh

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ACETYLCYSTEIN
    Ôn luyện các rối loạn nhịp
    Nguyên nhân thể ngứa kèm sang thương da (thể số 1)
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space