1. ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm siêu vi là tình trạng cơ thể nhiễm siêu vi chưa xác định được tác nhân
đặc hiệu. Hầu hết nhiễm siêu vi ở giai đoạn đầu đều có hội chứng nhiễm siêu vi
như sốt, ho, sổ mũi, đau nhức, rối loạn tiêu hóa.
2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
2.1 Hỏi bệnh: mệt mỏi, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đau nhức, quấy
khóc… Các thuốc đã dùng.
2.2 Khám lâm sàng:
Đánh giá sinh hiệu
Khám cẩn thận và đầy đủ cơ quan để không sót ổ nhiễm trùng
Tìm các dấu hiệu phát ban, hạch sau tai, viêm kết mạc…
2.3 Cận lâm sàng:
Công thức máu: nếu trẻ sốt cao ngày thứ 2,3 trở đi, thường thay đổi
không đặc hiệu, có thể tăng lympho.
CRP: nếu chưa loại trừ bệnh nhiễm trùng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1 Chẩn đoán:
Nhiễm siêu vi là chẩn đoán loại trừ. Trẻ sốt nhưng tổng trạng thường khá tốt,
không có dấu hiệu nặng toàn thân và không tìm thấy ổ nhiễm trùng.
3.2 Chẩn đoán phân biệt
Các nguyên nhân gây sốt khác như:
Sốt xuất huyết
Tay chân miệng
Cúm
Các bệnh nhiễm trùng khác
4. XỬ TRÍ
4.1 Điều trị triệu chứng
Hạ sốt: paracetamol 10-15 mg/kg/lần x 4-6 lần/ngày khi sốt > 38 độ (tối
đa 1000 mg/ liều, 75 mg/kg/ngày nhưng không quá 4000 mg/ngày),
hoặc ibuprofen 5-10 mg/kg/lần x 3-4 lần/ngày (tối đa 400 mg/ liều, 40
mg/kg/ngày).
Rửa mũi bằng NaCl 0,9%, ngày 3-4 lần
4.2 Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
Uống nhiều nước
Lau mát khi trẻ sốt cao
Chia nhỏ bữa ăn nếu ói nhiều, biếng ăn
Dặn tái khám ngay nếu có dấu hiệu: lừ đừ, ói nhiều, bỏ ăn, giật mình, co
giật, xuất huyết bất thường, đau bụng nhiều.
4.3 Hẹn tái khám
Nếu không có chỉ định nhập viện, tái khám mỗi 1-3 ngày cho đến khi
hết sốt
Nếu lâm sàng chưa rõ, thân nhân lo lắng nhiều nên tái khám mỗi ngày.
4.4 Tiêu chuẩn nhập viện
Sốt co giật
Nghi ngờ sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo
Nghi ngờ tay chân miệng độ 2 trở lên
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016
|