Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


THỦY ĐẬU

(Trở về mục nội dung gốc: Nhi )

1. ĐỊNH NGHĨA
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Đường lây chủ
yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh, có thể lây do
tiếp xúc trực tiếp với bóng nước.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Lâm sàng
- Sốt nhẹ (sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch).
- Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu.
- Phát ban: hồng ban khoảng vài mm nhanh chóng chuyển thành bóng nước sau 24
giờ.
- Bóng nước da từ 3-10 mm, xuất hiện ở da đầu, thân người, sau đó lan ra tay chân.
Trên một vùng da có thể xuất hiện bóng nước với nhiều lứa tuổi (lúc đầu chứa dịch
trong, sau 24 giờ hóa đục, bóng đã đóng mày hay bong vảy.
- Bóng nước có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh
dục.
Tìm các biến chứng thường gặp:
- Nhiễm trùng da (bóng nước bội nhiễm) thường gặp nhất.
- Viêm phổi, viêm gan, viêm não màng não.
- Nhiễm trùng huyết.
- Hội chứng Reye, Guillain barre.
2.2 Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Phân lập siêu vi: PCR (nếu có thể để giúp chẩn đoán xác định).
- Phương pháp miễn dịch học (phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc
ELISA): ít được sử dụng.
2.3 Chẩn đoán xác định
- Dịch tễ: Chưa chủng ngừa thủy đậu, chưa mắc bệnh thủy đậu hay có tiếp xúc với
bệnh nhân thủy đậu 2-3 tuần trước.
- Lâm sàng: bóng nước nhiều lứa tuổi ở da, niêm mạc.
- Cận lâm sàng: phân lập siêu vi, PCR (nếu có thể).

3. ĐIỀU TRỊ
3.1 Nhập viện: thủy đậu có biến chứng.
3.2 Điều trị ngoại trú:
- Giảm ngứa bằng kháng Histamin.
- Giảm đau, hạ sốt: dùng Acetaminophen, không dùng Aspirin vì có thể gây hội chứng
Reye.
Thuốc chống virus (Acyclovir: Adenine guanosin) có tác dụng rút ngắn thời gian nổi
bóng nước, giảm tổn thương da, được dùng trong dạng nặng, có biến chứng, trẻ suy
giảm miễn dịch. Hiệu quả cao nếu được sử dụng sớm trong 24 giờ sau khi khởi phát.
4. PHÒNG NGỪA
- Vệ sinh da hằng ngày
- Cách ly bệnh nhân thủy đậu tránh lây lan
- Tiêm phòng vaccine sống giảm độc lực.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016

Trở về mục nội dung gốc: Nhi

  • KHÓC CƠN
  • VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP
  • VIÊM PHỔI
  • VIÊM MŨI HỌNG
  • TIÊU CHẢY CẤP
  • THỦY ĐẬU
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHŨ NHI
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
  • SỐT XUẤT HUYẾT
  • SỐT PHÁT BAN
  • QUAI BỊ
  • NHIỄM SIÊU VI
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    VIÊM DA CƠ ĐỊA (Atopic Dermatitis)

    4416/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thời gian thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính

    04/2023/TT-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thùy trên trái

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán phân biệt
    Mục tiêu
    73
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space