Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


SỐT PHÁT BAN

(Tham khảo chính: Nhi)

1. ĐỊNH NGHĨA
Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm do siêu vi gây ra, biểu hiện lâm sàng
gồm sốt và hồng ban trên da. Nguyên nhân thường gặp là Rubella và sởi.
2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
2.1 Hỏi bệnh
- Sốt: thời gian phát ban sau sốt, tính chất và trình tự phát ban, các triệu chứng đi
kèm (ho, sổ mũi, tiêu chảy, ngứa…)
- Tiếp xúc với người bị sốt phát ban trong vòng 3 tuần
- Thuốc đã dùng, tiền sử dị ứng thuốc
- Tiền sử phát ban
2.2 Khám lâm sàng
- Hồng ban rải rác toàn thân, dạng phẳng hay dát sẩn
- Tìm hạch sau tai
- Nốt Koplix thường xảy ra trước hay ngày đầu ra ban, biến mất sau 24-48 giờ
sau phát ban: các nốt trắng kích thước nhỏ bằng đầu kim, ở niêm mạc má vùng
răng hàm
- Dấu hiệu viêm long
- Dấu hiệu có biến chứng
3. CHẨN ĐOÁN
3.1 Chẩn đoán nguyên nhân
Sởi Rubella
Tính
chất
ban
- Phát ban từ đầu xuống thân, chi.
- Ban lặn để lại thâm da.
- Sốt giảm khi ra ban

- Phát ban: không trình tự.
- Ban lặn không để thâm
da
- Sốt giảm khi ra ban

Triệu
chứng
đi
kèm
quan
trọng
- Nốt Koplix xảy ra trước hay ngày đầu ra
ban, biến mất 24-48h sau phát ban: nốt
trắng nhỏ bằng đầu kim, niêm mạc má
vùng răng hàm
- Viêm long (+++)
- Không có hạch

- Viêm long (+)
- Hạch cổ, sau tai, chẩm
(hạch có thể nổi trước hay
sau phát ban.)

Điều
trị
Bổ sung vitamin A 2 ngày liên tiếp (trừ khi
trẻ đã uống đủ liều trong vòng 1 tháng):
- Trẻ < 6 tháng: 50.000UI/ngày
- Trẻ 6-12 tháng: 100.000UI/ngày
- Trẻ 1-5 tuổi: 200.000UI/ngày
3.2 Chẩn đoán phân biệt
- Nhiễm trùng huyết do não mô cầu: phát ban ngay ngầy đầu. phát ban ít, chủ yếu
xuất huyết dạng tử ban chấm hay mảng

- Kawasaki: phát ban, sốt cao, họng đỏ, phù lòng bàn tay bàn chân, bong da lòng
bàn tay bàn chân, hạch cổ (+)
- Đỏ da do tụ cầu: nhọt da, hồng ban dạng mảng lớn, nóng vùng da phát ban, kèm
sốt cao
4. ĐIỀU TRỊ
- Tiêu chuẩn nhập viện
+ Sốt cao không hạ sau 48 giờ, hoặc vẫn còn sốt cao sau khi phát ban
+ Có viêm phổi
+ Co giật
+ Thay đổi tri giác
- Điều trị triệu chứng
+ Hạ sốt: paracetamol 10-15 mg/kg/lần x 4-6 lần/ngày khi sốt > 38 độ (tối
đa 1000 mg/ liều, 75 mg/kg/ngày nhưng không quá 4000 mg/ngày),
hoặc ibuprofen 5-10 mg/kg/lần x 3-4 lần/ngày (tối đa 400 mg/ liều, 40
mg/kg/ngày).
+ Giảm ho bằng thuốc ho an toàn như Astex, Pectol
- Kháng sinh: dùng khi có bội nhiễm
5. THEO DÕI
- Tái khám mỗi ngày nếu có sốt cao, các trường hợp khác tái khám mỗi 2-3 ngày
- Dấu hiệu nặng cần khám lại ngay
+ Co giật
+ Thở mệt
+ Sốt cao không hạ
+ Thay đổi tri giác
- Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà
+ Dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước
+ Cho trẻ nghỉ học, hạn chế tiếp xúc người xung quanh 5 ngày sau khi
phát ban.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
- Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016

  • SỐT XUẤT HUYẾT
  • SỐT PHÁT BAN
  • VIÊM PHỔI
  • BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
  • NHIỄM SIÊU VI
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHŨ NHI
  • THỦY ĐẬU
  • TIÊU CHẢY CẤP
  • VIÊM MŨI HỌNG
  • VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN CẤP
  • QUAI BỊ
  • KHÓC CƠN
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đặc điểm giới tính

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên

    2475/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cách tiếp cận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    R cắt cụt ở chuyển đạo trước ngực
    Triệu chứng lâm sàng
    Chăm sóc liên tục
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space