1.ĐẠI CƯƠNG
Viêm phổi là tình trạng viêm của nhu mô phổi.
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong
do viêm phổi cao nhất.
Nguyên nhân:
Trẻ dưới 5 tuổi: viêm phổi được xem như viêm phổi do vi khuẩn, thường gặp nhất
là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae
Trẻ trên 5 tuổi: thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Mycoplasma
pneumoniae
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Bệnh sử
Các triệu chứng: ho khan/ ho đàm, sốt, khò khè, khó thở, ăn, bú kém, lừ đừ, mệt
mỏi, nôn ói, co giật. Thời gian khởi phát.
Đã khám hay dùng thuốc gì trước.
Tiền căn bệnh lý hô hấp, mạn tính trước đây.
2.2 Khám lâm sàng
Tìm dấu hiệu nguy hiểm: tím tái, không bú/ uống được, li bì, khó đánh thức, co
giật.
Tìm dấu hiệu co lõm ngực và co kéo cơ hô hấp phụ khác.
Đếm nhịp thở trong 1 phút – ngưỡng thở nhanh:
+ Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút.
+ Trẻ 2 tháng đến < 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút.
+ Trẻ 12 tháng đến < 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút.
+ Trẻ ≥ 5 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút.
Khám tìm ran phổi: ran nổ, ran ẩm, rì rào phế nang giảm, rung thanh tăng..
2. 3 Cận lâm sàng
Huyết đồ, X-quang ngực thẳng.
Các xét nghiệm khác, tuỳ tình huống: CRP, cấy máu, khí máu động mạch, VS,
IDR, BK/dịch dạ dày, đàm, huyết thanh chẩn đoán Mycoplasma, Chlamydia…
2.4 Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
+ Lâm sàng: sốt, ho, thở nhanh.
+ X-quang phổi: tiêu chuẩn chính để xác định viêm phổi, tuy nhiên mức độ
tổn thương trên X-quang có thể không tương xứng với lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt: suyễn, dị vật đường thở, bệnh phổi bẩm sinh, suy tim, tim
bẩm sinh…
2.5 Đánh giá độ nặng – Phân loại bệnh
Viêm phổi rất nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
Tím trung ương
Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ < 2 tháng), không uống được.
Co giật, li bì, khó đánh thức.
Suy hô hấp nặng.
Viêm phổi nặng: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:
Thở co lõm ngực
Cánh mũi phập phồng
Rên rỉ (trẻ < 2 tháng).
Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được xem là viêm phổi nặng.
Viêm phổi: khi ho hoặc khó thở kèm theo thở nhanh và không có dấu hiệu của
viêm phổi nặng hay rất nặng.
3. XỬ TRÍ
3.1 Chỉ định nhập viện
Trẻ dưới 2 tháng
Viêm phổi nặng hay rất nặng, có dấu hiệu suy hô hấp
Có biến chứng
Viêm phổi kém đáp ứng sau 1 tuần điều trị kháng sinh thích hợp
3.2 Điều trị
3.2.1 Kháng sinh: tùy lứa tuổi
- Trẻ 2 tháng đến 5 tuổi:
Lựa chọn ban đầu: Amoxicillin 80 - 90 mg/kg/ngày chia 2-3 lần, uống 5 ngày
Hoặc amoxicillin/clavulanate theo liều amoxicillin, cephalosporin thứ II (cefuroxim,
cefaclor 20-30 mg/kg/ngày), thứ III (cefpodoxime)
Hoặc macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithrimycin) nếu dị ứng beta lactam,
kém đáp ứng kháng sinh ban đầu, nghi ngờ vi khuẩn không điển hình.
- Trẻ từ 5 tuổi trở lên: lựa chọn ban đầu là Macrolide
Erythromycin 40 - 50 mg/kg/ngày chia 3 - 4 lần, uống trong 10 ngày
Clarithromycin 15 mg/kg/ngày chia 2 lần, uống trong 10 ngày.
Azithromycin 10 mg/kg/ngày, uống 1 lần trong 5 ngày.
3.2.2 Điều trị triệu chứng
Hạ sốt bằng paracetamol.
Thuốc giảm ho: thuốc thảo dược (siro ho astex, pectol, prospal).
3.4 Theo dõi – Tái khám
Đánh giá đáp ứng điều trị sau 48-72 giờ.
Tái khám sau 2 ngày.
Khám lại ngay khi: tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, thở mệt, sốt cao
hơn
Ăn/bú như bình thường, uống nhiều nước.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2012
Phác đồ điều trị ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2016
|