Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


RỐI LOẠN THÂN NHIỆT Ở TRẺ SƠ SINH VÀ BỆNH VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

RỐI LOẠN THÂN NHIỆT Ở TRẺ SƠ SINH

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh đo ở nách bình thường từ 36,5oC đến dưới 37,5oC. Khi vượt quá giới hạn này thì gọi là rối loạn thân nhiệt.

  1. Hạ thân nhiệt.

Hạ thân nhiệt là thân nhiệt dưới 36,5oC khi đo ở nách. Hạ thân nhiệt sơ sinh là một dấu hiệu nặng có thể gây tử vong, thường gặp trong nhiễm khuẩn nặng.

Các mức độ hạ thân nhiệt (cặp ở nách)

+ Hạ thân nhiệt nhẹ: thân nhiệt đo ở nách từ 36oC-36,4oC.

+ Hạ thân nhiệt trung bình: thân nhiệt đo ở nách từ 35oC đến 35,9oC.

+ Hạ thân nhiệt nặng: thân nhiệt đo ở nách dưới 35oC.

Xử trí hạ thân nhiệt bằng nguyên tắc dùng phương pháp vật lý.

1.1. Tuyến xã.

- Nhận biết nguy cơ hạ thân nhiệt: trẻ nhẹ cân, trẻ đẻ non, có hồi sức, trẻ không khỏe (nhiễm khuẩn nặng), không nằm với mẹ, bú kém, thời tiết lạnh.

- Phát hiện kịp thời dấu hiệu hạ thân nhiệt: sờ bàn tay/bàn chân lạnh. Theo dõi sờ bàn chân mỗi giờ trong 2 giờ đầu, sau đó mỗi 4 giờ trong ngày đầu sau sinh.

- Đo thân nhiệt ít nhất 1 lần trong ngày đầu sau sinh. Những trẻ có nguy cơ cần kiểm tra thân nhiệt thường xuyên hơn mỗi 6 giờ.

- Xử trí:

+ Hướng dẫn mẹ giữ ấm cho trẻ bằng tiếp xúc da kề da, phương pháp Kangaroo hoặc mặc thêm áo tã, đội mũ, mang tất vớ, quấn khăn, và đắp chăn ấm cho trẻ; hoặc hướng dẫn các phương pháp ủ ấm an toàn khác.

+ Khuyến khích mẹ cho trẻ bú sớm, nhiều lần, nếu không thể bú thì cho uống sữa mẹ qua thìa.

+ Nếu thân nhiệt sau 1 giờ không trở về bình thường hoặc kèm theo bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào khác cần chuyển lên tuyến trên.

+ Chuyển tuyến an toàn sau khi tiêm liều kháng sinh đầu. Giữ ấm và cho sữa mẹ trong suốt quá trình chuyển.

1.2. Tuyến huyện.

Như tuyến xã và:

- Khám lâm sàng, làm xét nghiệm đường máu, các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và điều trị theo nguyên nhân (nhất là nguyên nhân nhiễm khuẩn).

- Trường hợp hạ thân nhiệt nặng:

+ Sử dụng các phương tiện ủ ấm sẵn có (lồng ấp/giường sưởi ấm).

+ Điều trị các rối loạn kèm theo (đặc biệt hạ đường huyết).

+ Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng không cải thiện sau 2 ngày điều trị.

1.3. Tuyến tỉnh.

Như tuyến huyện và:

- Làm thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân: cấy máu và các dịch khác.

- Điều trị nguyên nhân (nhiễm khuẩn nặng).

  1. Tăng thân nhiệt.

Tăng thân nhiệt là thân nhiệt ≥ 37,5oC khi đo ở nách. Tăng thân nhiệt sơ sinh là một dấu hiệu nặng cũng có thể gây tử vong, thường gặp trong nhiễm khuẩn nặng đặc biệt bệnh cảnh viêm màng não mủ.

- Tăng thân nhiệt nhẹ: thân nhiệt đo ở nách từ 37,6oC-38oC.

- Tăng thân nhiệt trung bình: thân nhiệt đo ở nách từ 38oC đến 39oC.

- Tăng thân nhiệt nặng: thân nhiệt đo ở nách trên 39oC.

Nguyên tắc xử trí bằng phương pháp vật lý và phương pháp dùng thuốc.

2.1. Tuyến xã.

- Nhận biết nguy cơ tăng thân nhiệt: trẻ nhẹ cân, trẻ không khỏe (nhiễm khuẩn nặng), thời tiết nóng.

- Phát hiện kịp thời dấu hiệu tăng thân nhiệt: sờ bàn tay/bàn chân nóng.

- Đo thân nhiệt. Những trẻ có nguy cơ cần kiểm tra thân nhiệt thường xuyên hơn mỗi 6 giờ.

- Xử trí:

+ Đưa trẻ ra khỏi nguồn nóng, nằm phòng thoáng khí. Mặc đồ thoáng, không đắp chăn, có thể cởi áo tã (nếu cần).

+ Khuyến khích mẹ cho trẻ bú sớm, nhiều lần hơn; nếu không thể bú thì cho sữa mẹ bằng thìa

+ Nếu thân nhiệt sau 1 giờ không trở về bình thường hoặc kèm theo bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào khác cần chuyển lên tuyến trên.

+ Chuyển tuyến an toàn sau khi tiêm liều kháng sinh đầu.

- Lưu ý: Không dùng ngay thuốc hạ sốt để hạ thân nhiệt.

2.2. Tuyến huyện.

Như tuyến xã và:

- Khám lâm sàng, làm xét nghiệm đường máu, các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và điều trị theo nguyên nhân (nhất là nguyên nhân nhiễm khuẩn).

- Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt khi tăng thân nhiệt nặng có thể dùng Paracetamol 10-15mg/kg/lần, nếu cần lập lại sau 6 giờ.

- Điều trị các rối loạn kèm theo (đặc biệt tình trạng mất nước).

- Chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị hoặc tình trạng không cải thiện.

2.3. Tuyến tỉnh.

Như tuyến huyện và:

- Làm thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân: cấy máu và các dịch khác.

- Điều trị nguyên nhân (nhiễm khuẩn nặng).

  1. Những lưu ý với mọi trẻ bị rối loạn thân nhiệt.

- Theo dõi thân nhiệt đúng quy trình. Theo dõi thường xuyên phương tiện làm ấm cho trẻ và cả nhiệt độ phòng.

- Kiểm tra đường huyết. Nếu <40 mg/dl thì xử trí (xem bài “Hạ đường huyết sơ sinh”).

 

VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO

1. Đặc điểm vàng da sinh lý.

2. Đặc điểm vàng da bệnh lý.

Thường gặp ngày thứ 3-5 sau đẻ, trong tuần đầu sau đẻ.

Vàng da xuất hiện trước 24 giờ sau đẻ.

- Trẻ đủ tháng: bilirubin máu tăng cao vào ngày thứ 3 (khoảng từ 6-8 mg/dl tương đương 100-120 µmol/l, không vượt quá 12 mg/dl hoặc 150 µmol/l), sau đó giảm dần.

- Trẻ đẻ non tăng chậm hơn, khoảng vào ngày thứ 5 và lượng bilirubin máu cũng cao hơn 12 mg/dl, cao nhất có thể lên tới 15 mg/dl (tương đương 200 µmol/l), sau đó giảm dần.

Bilirubin trong máu tăng nhanh trên 0,5 mg/dl/giờ (8,5 µmol/l/giờ).

Vàng da kèm theo các dấu hiệu khác (li bì, nôn, ăn kém, nhiệt độ không ổn định, ngừng thở…)

Vàng da kéo dài trên 8 ngày ở trẻ đủ tháng và > 15 ngày đối với trẻ đẻ non

  1. Tuyến xã: phát hiện vàng da bệnh lý và chuyển tuyến ngay
  2. Tuyến huyện.

- Phát hiện vàng da bệnh lý.

- Đánh giá mức độ vàng da trên lâm sàng dựa vào phân vùng vàng da của Krammer hoặc định lượng bilirubin máu, nhóm máu (nếu có).

- Chiếu đèn.

- Chuyển tuyến khi:

+ Chiếu đèn thất bại (bilirubin tiếp tục tăng > 8,5 µmol/l/giờ).

+ Có nguy cơ cao như: tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, ngạt, nhiệt độ không ổn định, li bì, nhiễm khuẩn, toan chuyển hóa hoặc albumin máu < 30 g/l.

+ Bilirubin máu cao tới ngưỡng phải thay máu.

  1. Tuyến tỉnh.

Như tuyến huyện và:

- Làm xét nghiệm cơ bản để xác định nguyên nhân vàng da.

- Thay máu khi có chỉ định (ở những cơ sở có điều kiện).

- Điều trị nguyên nhân.

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    tài liệu tham khảo

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Một số bệnh tâm thần ở trẻ em
    Chăm sóc hướng bệnh nhân
    Tính chuyên nghiệp trong Y học gia đình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space