Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Phân loại

(Tham khảo chính: ICPC )

Có nhiều cách để phân loại đau cổ khác nhau. Trong đó bao gồm hình thức phân loại theo thời gian (cấp tính: <6 tuần; bán cấp: 6 tuần – 6 tháng; mạn tính: > 6 tháng); phân loại theo mức độ nghiêm trọng; phân loại theo nguyên nhân/cấu trúc; hoặc phân loại theo thể lâm sàng đặc thù (ví dụ: đau cơ năng do bệnh lý cơ hay đau do bệnh lý thần kinh). Trong số các hệ thống phân loại này, việc phân loại theo thể đau giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân, phân loại theo thời gian bệnh giúp dự báo tiên lượng và đáp ứng điều trị: đau cổ cấp tính có đáp ứng điều trị và tiên lượng tốt hơn so với nhóm đau cổ mạn tính. 
Trong thực hành lâm sàng, để xác định nguyên nhân, chúng ta sử dụng cách tiếp cận theo thể đau.

•    Thể đau cơ học là nhóm đau cổ do các nguyên nhân ở cột sống hay các cấu trúc hỗ trợ của vùng cổ, chẳng hạn như dây chằng, gân bám tận và cơ. Các trường hợp đau cơ học liên quan đến thương tổn – bệnh lý từ các mặt khớp (như viêm khớp), đĩa đệm, và cân cơ cũng được xếp vào nhóm này.
•    Thể đau cổ dạng đau thần kinh là đau có nguồn gốc từ hệ thần kinh ngoại biên hoặc trung ương (bao gồm nguyên nhân chấn thương hay bệnh lý). Đặc điểm của thể đau này là có tình trạng kích thích về mặt cơ học hoặc hóa học lên cấu trúc thần kinh chi phối vùng cổ. Có 2 thể đau dạng thần kinh:
o    Đau theo hạch – dây thần kinh (kiểu thần kinh ngoại biên): bệnh lý có triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của đau thần kinh ngoại biên là bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh hẹp ống sống gây biểu hiện dọc theo vùng chi phối của dây thần kinh liên quan. 
o    Đau theo khoanh tủy (kiểu thần kinh trung ương): bệnh lý tủy sống, hoặc các nguyên nhân gây thương tổn lên vùng tủy sống, có thể biểu hiện trên lâm sàng ở dạng hội chứng đau thần kinh trung ương, rối loạn theo vùng cơ thể do khoanh tủy chi phối. 
•    Đau thứ phát: bao gồm tất cả các nguyên nhân có thể gây triệu chứng khó chịu đau vùng cổ. Nhóm này có nguyên nhân rất rộng bao gồm các bệnh lý tại cổ và ngoài cổ. Tuy nhiên, trong thực hành, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng phối hợp khác gợi ý đi kèm với đau vùng cổ. Do vậy việc chẩn đoán sẽ không chỉ dựa vào triệu chứng vùng cổ để biện luận.
Phân biệt đau do thần kinh hay cơ học có vai trò quan trọng, vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định điều trị ở mọi cấp độ: giải quyết nguyên nhân bệnh, dự phòng nguy cơ, giảm triệu chứng, mức độ can thiệp ở dạng thuốc uống, thuốc chích, hoặc phải can thiệp phẫu thuật. 
 

 

  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Tổng quan
  • Phân loại
  • Tiếp cận về lâm sàng ở bệnh nhân đau cổ
  • Đau cổ cấp, bán cấp hay mạn
  • Tiếp cận đau cổ
  • Khám lâm sàng
  • Cận lâm sàng ở bệnh nhân đau cổ
  • Các nghiên cứu về điều trị đau cổ do căng cơ
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiêu chí phân loại nguy cơ và xử trí

    3646/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Liệt dây thần kinh vii ngoại biên

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    mô tả trường hợp bệnh
    TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ MANG THAI PHÁT HIỆN, DỰ PHÒNG, TỰ CHĂM SÓC KHI MẮC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
    Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space