Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán H.Pylori

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

IX. Chẩn đoán H.PyloriCó nhiều cách thức chẩn đoán nhiễm H.Pylori
- Xét nghiệm miễn dịch tìm kháng thể kháng H.Pylori
- Xét nghiệm tìm Ure qua hơi thở. Người bệnh được yêu cầu uống dung dịch chứa chất đặc hiệu. Chất này sẽ bị vi trùng H.Pylori phân hủy tạo sản phẩm thoái biến. Chất thoái biến sau đó sẽ được phát hiện qua hơi thở cho phép chẩn đoán.
- Xét nghiệm phân cho phép đánh giá sự hiện diện của vi trùng H.Pylori trong phân.
- Nội soi cho phép đánh giá tình trạng của niêm mạc dạ dày, đồng thời làm xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của H.Pylori.
Nếu như BN có triệu chứng, nhưng không có tiền căn loét dạ dày – loét tá tràng thì không cần thiết phải tìm kiếm H.Pylori. Lý do là không phải BN nào có H.Pylori cũng bị loét dạ dày. Bản thân tình trạng loét dạ dày có thể do rất nhiều nguyên nhân khác (thuốc kháng viêm NSAID, thuốc corticoid, stress, dinh dưỡng...). 
Phần lớn nguy nhân chính của loét dạ dày đến từ thói quen dinh dưỡng không phù hợp, chế độ công việc – nghỉ ngơi chưa tốt, hoặc việc sử dụng thuốc ảnh hưởng đến dạ dày. Bên cạnh đó, do tỷ lệ mắc H.Pylori trong dân số cao, việc hiện diện H.Pylori không nhất thiết đồng nghĩa với kết luận đây là nguyên nhân gây loét. Do vậy cần xem xét việc làm xét nghiệm tìm vi trùng trên BN trong khi chưa loại trừ các nguyên nhân gây bệnh thường gặp khác là chưa phù hợp. Do tỷ lệ hiện mắc cao, kết quả sẽ ghi nhận dương tính với H.Pylori nhưng không nhất thiết đây là nguyên nhân. Điều này sẽ gây nguy cơ điều trị không đúng nguyên nhân – không hết bệnh, gây hại cho người bệnh bởi chính tác dụng phụ của can thiệp điều trị kháng sinh liều cao kéo dài.
Nếu người bệnh không có triệu chứng, việc tầm soát H.Pylori là không cần thiết, lãng phí và nguy cơ lạm dụng – lờn thuốc. Tuy nhiên, trên một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao về ung thư dạ dày, hoặc nghi ngờ ung thư dạ dày, chúng ta cũng có thể có chỉ định tầm soát H.Pylori và tìm vết loét dạ dày định kỳ ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng gợi ý. Vai trò của bác sĩ gia đình là cần nhận định đúng và hạn chế điều trị không cần thiết. Điều này thể hiện vai trò của dự phòng nhóm IV (đúng vai trò của của bác sĩ gia đình).
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Tỷ lệ nhiễm H.Pylori trong dân số
  • Các yếu tố nguy cơ nhiễm H. Pylori
  • Triệu chứng lâm sàng của nhiễm H.Pylori
  • H.Pylori và cơ chế gây bệnh
  • Có nên chỉ định tìm H.Pylori
  • Chẩn đoán H.Pylori
  • Giá trị của các test chẩn đoán
  • Điều trị
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • Tình huống ví dụ
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình kỹ thuật nội soi khí phế quản cấp cứu

    1904/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Vàng da tăng bilirubine gián tiếp
    Các thành phần của chương trình PHCN hô hấp
    Những kỹ thuật Xoa bóp nào có thể áp dụng cho người bệnh liệt nửa người?
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space