Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Có nên chỉ định tìm H.Pylori

(Tham khảo chính: ICPC )

Trên người bệnh có bằng chứng về loét dạ dày tá tràng trên lâm sàng, có chỉ định điều trị, thì việc chỉ định tìm H.Pylori là cần thiết. Nếu người bệnh không có triệu chứng dạ dày, việc tìm H.Pylori là không cần thiết. Lý do là vì có tỷ lệ hiện mắc H.Pylori cao trong dân số nhưng không có tổn thương tại dạ dày. Bên cạnh đó, trên một người bệnh cụ thể, không nhất thiết tình trạng nhiễm H.Pylori có liên đới đến tiên lượng xấu hoặc bị bệnh dài hạn. Việc chỉ định tầm soát và điều trị rộng rãi không chọn lọc đưa đến vấn đề « dương tính giả », dẫn đến người bệnh chịu nhiều tác dụng phụ - có hại của điều trị hơn là tình trạng nhiễm H.Pylori đơn thuần. Trong bối cảnh y học gia đình, đặc điểm này thể hiện chính xác mô hình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm (patient centered care) và vai trò bảo vệ quyền lợi người bệnh của bác sĩ gia đình, tránh can thiệp y khoa không cần thiết (dự phòng cấp 4).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác nhau hiện cho kết quả không thống nhất về lợi ích mang lại từ việc điều trị H.Pylori trên nhóm người bệnh có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhưng không có bằng chứng loét tại dạ dày. Gần đây, có 2 nghiên cứu gộp đã được xuất bản có bàn về nội dung này.
Nghiên cứu của Moayyedi và cộng sự khảo sát trên 9 nghiên cứu thực nghiệm, 7 nghiên cứu không thấy có ích của việc điều trị H.Pylori; chỉ có 2 trong số đó cho thấy có ích tối thiểu 15. Kết quả cho thấy rằng điều trị H.Pylori có lợi hơn so với nhóm chứng, hoặc nhóm chỉ dùng ức chế bơm proton (RR tương đối là 1,09 với khoảng tin cậy 95% là 1,04-1,14). Lợi ích mang lại tương đối khiêm tốn. Cần phải điều trị 15 người để có thể mang lại lợi ích cho 1 người bệnh (Chỉ số Number needed to treat là 15 người).
Nghiên cứu của Laine và cộng sự khảo sát trên 7 nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả ghi nhận tương tự. Kết quả cho thấy chỉ số chênh OR của nhóm điều trị so với nhóm chứng là 1,2 với khoảng tin cậy 96% là 0,98 – 1,616. Điều này đồng nghĩa với việc điều trị dự phòng H.Pylori chưa chứng minh được hiệu quả so với nhóm chứng. 
Từ 2 nghiên cứu trên, chúng ta có thể ghi nhận rằng:
- Nếu có bằng chứng loét dạ dày kháng trị, có thể điều trị thêm diệt H.Pylori 
- Không có bằng chứng về sự cần thiết điều trị diệt H.Pylori trên người bệnh có rối loạn tiêu hóa nhưng không có vết loét trên dạ dày. 
- Trên người bệnh không loét dạ dày-tá tràng cần phải được xem xét trên từng ca bệnh cụ thể, không nên dùng thường quy việc điều trị H.Pylori vì tác dụng phụ và giá thành vượt quá lợi ích mang lại  17
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Tỷ lệ nhiễm H.Pylori trong dân số
  • Các yếu tố nguy cơ nhiễm H. Pylori
  • Triệu chứng lâm sàng của nhiễm H.Pylori
  • H.Pylori và cơ chế gây bệnh
  • Có nên chỉ định tìm H.Pylori
  • Chẩn đoán H.Pylori
  • Giá trị của các test chẩn đoán
  • Điều trị
  • Tóm tắt
  • Tham khảo
  • Tình huống ví dụ
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    DACTINOMYCIN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định nghĩa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Ghi nhớ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
    nhịp nhanh xoang
    open7
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space