Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Bệnh nhân đến khám với bệnh cảnh cơn đau quặn thận cấp có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc giảm đau, kháng viêm và chống co thắt, uống nhiều nước để hỗ trợ cho sỏi di chuyển xuống ra khỏi niệu quản. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy việc truyền dịch bổ sung nước không giúp cải thiện nhiều các triệu chứng lâm sàng so với nhóm truyền dịch hạn chế21. Khả năng sỏi rớt khỏi niệu quản còn tùy thuộc vào kích thước sỏi, hình dáng sỏi và tình trạng phù viêm của niệu quản quanh vị trí kẹt sỏi22,23.
Bệnh nhân sẽ có chỉ định nhập viện và điều trị chuyên khoa đối với trường hợp theo dõi nhiễm trùng tiểu trên (triệu chứng sốt là dấu hiệu quan trọng phân biệt nhiễm trùng tiểu dưới và tiểu trên); có suy thận cấp, vô niệu, nôn ói nhiều; hoặc tình trạng đau không đáp ứng với điều trị nội khoa ban đầu.
Điều trị cụ thể như sau:
- Khuyến khích uống nước tăng lợi tiểu: bệnh nhân cần được hướng dẫn uống nhiều nước trong vài ngày để làm tăng tiết nước tiểu, giúp tạo điều kiện để sỏi rớt khỏi niệu quản, đồng thời tránh ứ đọng nước tiểu – hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Đây cũng là một can thiệp giúp dự phòng bệnh sỏi thận – sỏi niệu quản.
- Điều trị giảm đau: bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú tại nhà nếu tình trạng bệnh vẫn còn đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau đường uống. Chỉ định nhập viện chỉ được đặt ra khi bệnh nhân có biểu hiện sốt hoặc không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau. Thuốc điều trị đau bao gồm thuốc kháng viêm NSAID hoặc các dẫn suất từ morphine. Theo một nghiên cứu Meta-analysis năm 2014 tổng hợp 20 nghiên cứu khác nhau với hơn 1613 bệnh nhân24, kết quả cho thấy cả thuốc kháng viêm NSAID và thuốc giảm đau dẫn xuất từ morphine đều có hiệu quả tương đương với giảm tác dụng đau cấp tính. Thuốc nhóm NSAID có thể có ưu điểm là ít tác dụng phụ buồn nôn, nôn24. Tuy vậy, tác dụng có hại là thuốc NSAID có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận nhất là đối với trường hợp đang có tắc nghẽn cấp tính tại thận. Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định tán sỏi bằng sóng siêu âm thì cần ngưng thuốc kháng viên để phòng ngừa nguy cơ chảy máu trong can thiệp.
- Kháng sinh: có thể được chỉ định nếu có nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng hệ niệu thứ phát trên nền bệnh sỏi gây bế tắc đường niệu và trướng nước bể thận-niệu quản. Dấu hiệu sốt là đặc trưng quan trọng gợi ý tình trạng nhiễm trùng và có thể có chỉ định nhập viện – điều trị chuyên khoa Thận-niệu.
- Thuốc chống co thắc cơ trơn sử dụng để điều hòa giảm các nhu động của niệu quản, có tác dụng giảm triệu chứng đau cả về cường độ và tần suất (kéo dài thời gian giữa các cơn đau do co thắc của niệu quản). Thuốc được xem là có chỉ định trong cơn đau quặn thận cấp nhưng lại không có tác dụng trong điều trị sỏi niệu quản – bể thận không triệu chứng.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Giới thiệu
  • Cơ chế bệnh sinh
  • Yếu tố nguy cơ
  • Biểu hiện lâm sàng
  • Biến chứng của sỏi hệ niệu
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Sỏi tự rớt khỏi hệ niệu
  • Chuyển khám chuyên khoa tiết niệu
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương

    1385/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc sức khỏe tâm thần - P99

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
    Mục tiêu
    Giới thiệu cơ bản
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space