Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Yếu tố nguy cơ

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Nguy cơ tạo sỏi hệ niệu có liên quan nhiều đến thành phần của các chất hòa tan trong nước tiểu, thói quen đi tiểu và các bệnh lý tại hệ niệu làm ảnh hưởng đến khả năng làm sạch nước tiểu của hệ niệu. Cụ thể, đối với sỏi có thành phần canxi oxalate, yếu tố nguy cơ tạo sỏi là tăng thải canxi qua hệ niệu, nồng độ oxalate nước tiểu cao, giảm citrat niệu, chế độ ăn nhiều protein động vật, ăn mặn, uống nước ít (xem thêm ở bảng yếu tố nguy cơ). Điểm đặc biệt là việc sử dụng vitamin C liều cao kéo dài được chứng minh là có làm tăng nguy cơ tạo sỏi niệu ở nam giới7.
Về đặc điểm dịch tể của việc hình thành sỏi thận, một số nghiên cứu đã chứng minh các đặc điểm gợi ý nguy cơ tạo sỏi như sau:
- Đối với người đã có tiền căn sỏi thận, tỷ lệ tái phát sỏi canxi oxalate sau 3-5 năm là 10-30%, tăng dần lên 35-40% sau 5 năm và 50% sau 10 năm8-10.
- Tiền căn gia đình có anh em có bệnh sỏi thận thì nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 2 lần so với người không có tiền căn11. Điểm này có thể liên quan đến một số bệnh lý mang tính chất di truyền, tính gia đình như bệnh tạo sỏi cystein.
- Nguy cơ tạo sỏi cũng cao ở những người có tình trạng tăng hấp thu oxalate từ đường ruột (như người đã được phẫu thuật dạ dày, phẫu thuật chữa bệnh béo phì, hội chứng ruột ngắn). Một số nghiên cứu chứng minh rằng các bệnh nhân đã có phẫu thuật nối ruột để chữa bệnh béo phì thì có độ bão hòa của oxalate trong nước tiểu cao và nguy cơ lắng đọng tạo sỏi là cao hơn những người người bình thường12.
- Yếu tố nhiễm trùng tiểu thường xuyên được chứng minh nguy cơ tạo sỏi. Nhiều thuốc có thể gây kết tủa các tinh thể muối trong nước tiểu có thể là indinavir, acyclovir, sulfadiazine, triamterene13,14. Sỏi cũng được mô tả trên trẻ em có sử dụng thuốc ceftriaxone kéo dài15.
- Nước tiểu bị acid hóa (gặp trong tiêu chảy làm mất bicarbonate và các nguyên nhân khác) có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi acid uric16-18.
- Sỏi struvite thường thấy trên bệnh nhân có nhiễm trùng tiểu do các tác nhân có sinh men urease (ví dụ như Proteus, Klebsiella). Triệu chứng của bệnh thường không điển hình trong giai đoạn đầu, diễn tiến tăng dần theo thời gian nên khó liên đới việc hình thành sỏi đến tình trạng nhiễm trùng.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Giới thiệu
  • Cơ chế bệnh sinh
  • Yếu tố nguy cơ
  • Biểu hiện lâm sàng
  • Biến chứng của sỏi hệ niệu
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Sỏi tự rớt khỏi hệ niệu
  • Chuyển khám chuyên khoa tiết niệu
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC ĐẺ VÀ CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Suy giảm nhận thức

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    điều trị viêm gan vi rút C

    2065/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    hướng dẫn, chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢM CHÚ Ý - TĂNG ĐỘNG - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
    Bất thường rốn phổi
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 18/05/2025

    kỹ năng phân tích x quang ngực thẳng - CME 48h (hoàn toàn trực tuyến - từ xa)

    thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space