Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cấp cứu đuối nước

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Tổn thương các cơ quan khi đuối nước
1.1    Cơ chế
Nạn nhân biểu hiện đầu tiên là hoảng loạn, không giữ được nhịp thở bình thường, rồi nín thở, đói khí, vật lộn cố để nổi lên mặt nước. Oxy máu thấp do đóng nắp thanh môn hoặc do nước xâm nhập vào phổi. Thiếu oxy sẽ dẫn đến tổn thương đa cơ quan, các tổn thương, tử vong chủ yếu liên quan đến thiếu oxy não.
1.2    Các tổn thương
-    Phổi: nước làm tổn thương lớp chất surfactant gây phù phổi cấp tổn thương
(ARDS).
-    Thần kinh: nhồi máu não, phù não gây tăng áp lực nội sọ. Khoảng 20% bệnh nhân có tổn thương não không hồi phục.
-    Tim mạch: rối loạn nhịp tim do hạ thân nhiệt và hạ oxy máu.
-    Rối loạn điện giải: thường gặp toan chuyển hoá và/hoặc toan hô hấp. Đặc biệt khi
đuối nước mặn có thể gây tăng natri, tăng magie và tăng calci máu.
-    Thận: suy thận do huỷ ống thận cấp do liên quan đến thiếu oxy, sốc.
-    Đông máu: tan máu và rối loạn đông máu hiếm gặp ở bệnh nhân đuối nước nhẹ.
2.    Xử trí đuối nước
2.1.    Cấp cứu tại chỗ và trên đường vận chuyển đến cơ sở y tế
-    Gọi người xung quanh đến hỗ trợ.
-    Ưu tiên xác định được tình trạng ngừng tuần hoàn để tiến hành hồi sinh tim phổi càng sớm càng tốt, nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ.
-    Thổi ngạt bằng cách hít một hơi thật sâu rồi ngậm miệng nạn nhân thổi một hơi thật mạnh, lặp lại lần thứ 2, việc này cần phải tiến hành ngay khi có thể, khi nạn nhân đã được kéo đến chỗ nông hơn, ít nguy hiểm hơn, khi chân người cứu chạm đất.
-    Nếu nạn nhân không tỉnh trở lại sau 2 lần thổi ngạt đủ mạnh làm ngực phồng lên thì cần tiến hành ngay hồi sinh tim phổi kết hợp ép tim và thổi ngạt: đặt nạn nhân nằm ngửa trên bờ, đặt cườm tay lên giữa ngực ép mạnh xuống, tốc độ nhanh 120 lần/phút; cứ sau 30 lần ép tim như thế, thổi ngạt 2 lần. Có thể sốc điện nếu có nhịp nhanh thất, rung thất. Phải làm liên tục cho đến khi có đơn vị cấp cứu ngoại viện, nhân viên y tế đến hỗ trợ.
-    Không làm nghiệm pháp Heimlich, và KHÔNG ĐƯỢC dốc ngược nạn nhân để nước tống ra từ phổi, vì không có tác dụng gì.Cần tập trung để thổi ngạt và ép tim
 
cho nạn nhân.
-    Cởi bỏ quần áo ướt; làm ấm cơ thể nạn nhân.
-    Tập trung cấp cứu nạn nhân liên tục, kiên trì hàng giờ. Chỉ chuyển nạn nhân đến bệnh viện khi đã thở trở lại, khi tuần hoàn được tái lập. Vận chuyển bằng xe chuyên dụng, kể cả người đã tự thở vẫn có nguy cơ suy hô hấp sau đó do nước đã vào phổi nên vẫn phải vận chuyển vào bệnh viện.
2.2  Tại cơ sở y tế
-  Đặt nội khí quản khi:
+    Rối loạn ý thức, không có khả năng bảo vệ đường thở, và/hoặc
+    Không thể duy trì PaO2 > 60 mmHg hoặc SpO2> 90% bằng oxy mask dòng cao, và/hoặc
+    PaCO2 > 50 mmHg.
-    Đặt ống thông dạ dày sau khi đặt xong nội khí quản để làm xẹp dạ dày, dẫn lưu nước trong dạ dày nếu còn.
-    Có thể thở không xâm nhập CPAP hoặc BiPAP nếu đảm bảo được oxy, chống chỉ định với người bệnh tụt huyết áp hoặc có các chỉ định đặt ống nội khí quản.
-    Thở oxy dòng cao qua mask mũi miệng, có thể đặt nội khí quản khi có chỉ định.
-    Làm ấm cơ thể khi có hạ thân nhiệt.
-    Theo dõi các thông số sinh tồn; theo dõi glucose máu.
-    Chú ý chấn thương, tránh bỏ sót chấn thương, chấn thương cột sống cổ thường ít gặp khi đuối nước nhưng cần lưu ý khi tai nạn nhảy xuống hồ nông.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xét nghiệm khẳng định Phụ nữ mang thai có kết quả sàng lọc HBsAg dương tính

    2834/BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    sản giật

    Bạch Tuyết Mai.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    NHỮNG NỘI DUNG CẦN TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHUNG KHI MANG THAI
    Cách chăm sóc cho người tiên lượng sống tính bằng tuần
    Thực hiện đặt dụng cụ tử cung
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space