Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


BỆNH DO HERPES SIMPLEX (Herpes simplex)

(Tham khảo chính: 4416/QĐ-BYT )

1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm
Bệnh da do Herpes simplex là một bệnh gây ra do chủng virus Herpes thông qua hình thức tiếp xúc trực tiếp hoặc từ các chất bài tiết qua da, niêm mạc.
1.2. Dịch tễ
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở người trẻ tuổi. Tỉ lệ nhiễm cao ở những nơi đông dân, chật chột và điều kiện vệ sinh kém.
- Bệnh thường tái phát, có thể một vài lần/năm.
- Bệnh thường nặng hơn và hay tái phát hơn ở người suy giảm miễn dịch, có bệnh ác tính, ghép tạng, điều trị hóa chất, dùng corticosteroid hay thuốc ức chế miễn dịch toàn thân kéo dài.
1.3. Căn nguyên/ Cơ chế bệnh sinh
- Có 2 loại virus Herpes simplex chính là HSV1 và HSV2:
+ HSV1: thường gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể như mắt, mũi, miệng. Lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua tổn thương trực tiếp hoặc qua nước bọt.
+ HSV2: thường gây bệnh ở da, niêm mạc bộ phận sinh dục, hậu môn. Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
+ Tuy nhiên hiện nay HSV1 cũng có thể gây bệnh ở bộ phận sinh dục, hậu môn và HSV2 cũng có thể gây bệnh ở phần trên của cơ thể (do quan hệ đường miệng - sinh dục).
- Ở trạng thái tiềm ẩn, virus cư trú ở các hạch thần kinh cảm giác. Khi tái hoạt động virus di chuyển dọc theo dây thần kinh đến da/niêm mạc gây hủy hoại các tế bào sừng.
- Virus có thể được đào thải ra bên ngoài theo nước bọt và chất bài tiết của bộ phận sinh dục ngay cả khi chưa có triệu chứng. Các bất thường về hệ miễn dịch và những bất thường tại da như viêm da cơ địa cũng là điều kiện thuận lợi để virus phát triển.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Lâm sàng
- Vị trí tổn thương: da, bán niêm mạc, niêm mạc.
- HSV tiên phát:
+ Thời gian ủ bệnh: 3 - 5 ngày.
+ Tiền triệu: ngứa, dấm dứt tại chỗ.
+ Toàn phát: tổn thương cơ bản là mụn nước trên nền dát đỏ, mụn nước bằng đầu đinh ghim căng tròn bên trong chứa dịch vàng hoặc trong suốt, thường đứng thành cụm từ 2 - 10 mụn nước. Có khi các mụn nước liên kết với nhau thành bọng nước nhỏ. Các mụn nước, bọng nước sắp xếp thành hình vòng cung, vỡ sau vài ngày để lại các vết trợt hình đa cung.
+ Triệu chứng toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi, chán ăn, hạch lân cận sưng to, đau.
- HSV tái phát:
+ Sau khi nhiễm tiên phát, các triệu chứng bệnh khỏi, bệnh nhân có thể không có biểu hiện lâm sàng nào trong suốt cuộc đời.
+ Yếu tố nguy cơ có thể như sang chấn nhẹ, các bệnh nhiễm trùng khác, viêm đường hô hấp trên, tia tử ngoại, các phẫu thuật, một số phụ nữ tái phát liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, các stress
+ Triệu chứng lâm sàng thường nhẹ hơn, khu trú hơn.
- Biến chứng: viêm màng não, eczema herpeticum.
2.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm tế bào Tzanck: thấy tế bào đa nhân khổng lồ, tế bào gai lệch hình.
- Xét nghiệm huyết thanh ELISA tìm kháng thể kháng HSV (IgG và IgM).
- Xét nghiệm tìm virus: PCR.
2.3. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
2.4. Chẩn đoán phân biệt
- Zona
- Chốc bọng nước
- Duhring-Brocq
- Các loét sinh dục khác: hạ cam, giang mai, vết loét sang chấn vùng sinh dục, săng ghẻ, pemphigus, Behcet..
- Viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng
3. ĐIỀU TRỊ
3.1 Nguyên tắc điều trị
- Điều trị tại chỗ: sử dụng thuốc sát khuẩn tại chỗ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Điều trị toàn thân: sử dụng thuốc kháng virus. Trường hợp nhẹ, tổn thương da ít, không có biến chứng có thể không cần điều trị toàn thân.
3.1. Điều trị cụ thể
3.1.1. Điều trị tại chỗ
- Dùng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ
- Kháng sinh bôi tại chỗ chống nhiễm khuẩn như mupirocin, acid fusidic
3.1.2. Điều trị toàn thân
Lựa chọn một trong các 

 

Điều trị HSV tiên phát

Điều trị HSV tái phát

Điều trị dự phòng

- Trường hợp mắc mức độ nhẹ và vừa:

+ Aciclovir uống 400mg x 3 lần/ngày x 5 - 10 ngày

+ Aciclovir uống 200mg x 5 lần/ngày 5 - 10 ngày

+ Valaciclovir uống 500mg x 2 lần/ngày 5 - 10 ngày

+ Famciclovir uống 250mg x 3 lần/ngày 5 - 10 ngày

+ Trẻ em: 15mg/kg x 5 lần/ngày x 7 ngày.

+ Trẻ sơ sinh: aciclovir tĩnh mạch 60mg/kg/ngày chia 3 lần x 2 - 3 tuần.

- Trường hợp nặng /nguy cơ biến chứng nghiêm trọng: aciclovir 5mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong ít nhất 5 ngày.

- Aciclovir uống 800mg 3 lần/ngày x 2 ngày hoặc 400mg x 3 lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

- Famciclovir 1g 2 lần/ngày x 1 ngày hoặc 125mg x 2 lần/ngày trong 3 - 5 ngày.

- Valaciclovir 500mg x 2 lần/ngày trong 3 ngày.

- Phác đồ ưu tiên:

+ Aciclovir 400mg x 2 lần/ngày (cho tất cả bệnh nhân tái phát ≥6 đợt/năm)

+ Valaciclovir 500mg hàng ngày nếu tái phát ≤ 10 đợt/năm

+ Valaciclovir 1g hàng ngày nếu tái phát > 10 đợt/năm

- Nếu thất bại với phác đồ ưu tiên:

+ Aciclovir 400mg x 3 lần/ngày

+ Aciclovir 200mg x 4 lần/ngày

+ Valaciclovir 500mg x 2 lần/ngày

- Điều trị biến chứng nếu có.
4. PHÒNG BỆNH
- Không tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với chất bài tiết qua da, niêm mạc của người mắc herpes simplex.
- Nâng cao thể trạng, dự phòng tái phát.
 

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20241126Huong dan 4416_qd_byt_dalieu.doc .....(xem tiếp)

  • BỆNH ZONA (Herpes zoster hay shingles)
  • BỆNH DO HERPES SIMPLEX (Herpes simplex)
  • BỆNH THỦY ĐẬU (Varicella)
  • BỆNH HẠT CƠM (Warts)
  • U MỀM LÂY (Molluscum Contagiosum)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xét nghiệm khẳng định Phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm sàng lọc giang mai dương tính

    2834/BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chăm sóc cuối đời

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    So sánh phân bố định danh với hằng số
    hội chứng ECG (lược đồ)
    Dấu chuyển dạ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space